Lợi thế thương mạ

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính lập báo cáo tài chính và phân tích (Trang 38 - 39)

V. PHÂN TÍCH KẾ TOÁN

1.9.Lợi thế thương mạ

1. Khoản mục có khả năng bị bóp méo, gian lận trong bảng cân đối kế toán Tiền và tương đương tiền

1.9.Lợi thế thương mạ

Trường hợp giá mua vượt quá phần sở hữu vủa công ty mua trong tài sản thuần của công ty bị mua thì phần chênh lệch này được coi là lợi thế thương mại và được ghi nhận như một tài sản. Lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua doanh nghiệp thể hiện khoản tiền mà doanh nghiệp mua phải trả cho các lợi ích kinh tế dự tính thu được trong tương lai. Các lợi thế trong tương lai có thể là kết quả của việc hợp nhất giữa các tài sản hoặc từ các tài sản riêng lẻ mà tự nó không đủ điều kiện được ghi nhận trong báo cáo tài chính nhưng đã được doanh nghiệp mua tính đến như một khoản thanh toán trong việc mua doanh nghiệp.

Lợi thế thương mại được ghi ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh ( nếu giá trị nhỏ) hoặc phải được phân bổ dần một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính ( nếu giá trị lớn). Thời gian sử dụng hữu ích phải phản ánh được ước tính đúng đắn về thời gian thu hồi lợi ích kinh tế có thể mang lại cho doanh nghiệp. Thời gian sử dụng hữu ích của lợi thế thương mại không quá 10 năm kể từ ngày được ghi nhận.

Lợi thế thương mại thể hiện giá trị những tài sản vô hình của công ty (thương hiệu, quan hệ khách hàng ). Dưới áp lực từ phía nhà đầu tư, đặc biệt là trong các thương vụ mua lại và sáp nhập, giá trị của lợi thế thương mại thường được đẩy lên cao hơn so với thực tế.

Tác động của kế toán đến nguồn thông tin trên BCTC

Một số Công ty ghi nhận lợi thế thương mại nhằm tăng giá trị công ty khi phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Hướng xử lý:

Nhà phân tích nên tìm hiểu lợi thế thương mại phát sinh có được định giá, đánh giá của một tổ chức độc lập hoặc một bên thứ ba có uy tính hay không.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính lập báo cáo tài chính và phân tích (Trang 38 - 39)