0
Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Chênh lệch tỷ giá hối đoá

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH (Trang 43 -44 )

V. PHÂN TÍCH KẾ TOÁN

1. Khoản mục có khả năng bị bóp méo, gian lận trong bảng cân đối kế toán Tiền và tương đương tiền

1.12. Chênh lệch tỷ giá hối đoá

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó. Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Đối với doanh nghiệp sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái thì các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ được hạch toán theo tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh. Doanh nghiệp không đuợc đánh giá lại các khoản vay, nợ phải trả có gốc ngoại tệ đã sử dụng công cụ tài chính để dự phòng rủi ro hối đoái.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái làm phát sinh các khoản lỗ, lãi hoạt động tài chính, ảnh hưởng doanh thu, chi phí tài chính. Nhất là đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất nhập khẩu cao thì điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp.

Tác động của kế toán đến nguồn thông tin trên BCTC

Đối với trường hợp DN mới thành lập đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định, việc DN được phép phân bổ chênh lệch tỷ giá tăng/ giảm vào doanh thu tài chính/ chi phí tài chính sẽ làm cho báo cáo thu nhập của DN không phản ánh đúng doanh thu hoặc chi phí của DN.

Doanh nghiệp lợi dụng sự biến động tỷ giá hối đoái nhằm thu lợi cá nhân cho các thành viên quản lý, đẩy phần chi phí tài chính này về phía doanh nghiệp , góp phần tăng lỗ , gây khó khăn tài chính cho doanh nghiệp, cho các cổ đông, các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần, cổ phiếu nhất là ở các công ty cổ phần mà nhà nước còn nắm giữ cổ phần chi phối.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là vấn đề thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh xuất nhập khẩu thì loại hình dịch vụ ủy thác bao giờ cũng tồn tại do những điều kiện khách quan và khả năng của từng doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và đặc điểm của mỗi doanh nghiệp. Đối với sự biến động mạnh của tỷ giá hối đoái, nhất là trong giai đoạn bất ổn, doanh nghiệp có thể lợi dụng làm tăng, giảm thu nhập tài chính, chi phí tài chính dựa vào thời điểm ghi nhận và thanh toán.

Hướng xử lý:

Các nhà phân tích cần lưu ý căn cứ, so sánh tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái và loại ra khỏi báo cáo kết quả kinh doanh khoản thu nhập, chi phí tài chính này để xác định được chính xác lợi nhuận trong kỳ đó của DN là bao nhiêu.

Ví dụ: Trong báo cáo tài chính năm 2010 của Công ty Cổ phần Container Phía Nam (VSG), có một khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại số dư có gốc ngoại tệ cuối năm của khoản vay dài hạn với số tiền 33,16 tỷ đồng đang được ghi nhận trên chỉ tiêu “chênh lệch tỷ giá hối đoái”. Từ đây hiểu rằng, việc áp dụng TT 201/2009 giúp cho công ty giảm lỗ 33,16 tỷ đồng. Nếu áp dụng VSA 10 thì chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính của công ty năm 2010 không phải con số lỗ 40,66 tỷ đồng mà là con số lỗ 73,82 tỷ đồng. Qua đó cho thấy một phần lợi nhuận được tạo ra (hoặc một phần giảm lỗ) là do sự thay đổi cách hạch toán mà có chứ không phải do bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tạo ra.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH (Trang 43 -44 )

×