Phân tích EBIT-EPS và lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu

Một phần của tài liệu xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp (Trang 63 - 66)

Việc phân tích EBIT-EPS giúp doanh nghiệp quyết định một cấu trúc vốn thích hợp1:

Bước 1: Tính toán mức EBIT dự kiến sau khi mở rộng hoạt động

Bước 2: Ước lượng tính khả biến của mức lợi nhuận kinh doanh này ( - Độ lệch chuẩn của EBIT). Dựa trên thành quả quá khứ của công ty qua nhiều chu kì kinh doanh. Trong đó,  được tính theo công thức sau:

1 PGS. TS. Trần Ngọc Thơ (Năm 2013), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (Tài liệu lưu hành nội bộ) [tr418-420]

62 𝛂 = (𝐄𝐁𝐈𝐓𝐢 − 𝐄𝐁𝐈𝐓𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐛ì𝐧𝐡)𝟐 𝐧 − 𝟏 Với 𝐄𝐁𝐈𝐓𝐭𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐛ì𝐧𝐡 = 𝐄𝐁𝐈𝐓𝑛 𝐢 𝑖 𝑛 Trong đó: i: năm thứ i n: số năm quan sát

Bước 3: Tính toán điểm hòa vốn EBIT giữa 2 phương án tài trợ - thêm nợ mới hay duy trì cấu trúc 100% vốn cổ phần.

Sử dụng phương pháp phân tích EBIT-EPS vừa trình bày ở trên, ta có phương trình xác định điểm hòa vốn EBIT* được viết như sau:

EPS = EBIT∗ 1 − T Ne = (EBIT∗− I) 1 − T NDE 𝐄𝐁𝐈𝐓∗= 𝐈  𝐍𝐄 𝐍𝐄 − 𝐍𝐃𝐄 Trong đó: I: Lãi vay

NE: Số lượng cổ phần khi không có nợ vay NDE: Số lượng cổ phần khi có nợ vay

Bước 4: Phân tích các ước lượng này trong bối cảnh rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận.

Để xác định xác suất mà EBIT thấp hơn EBIT hòa vốn, có thể sử dụng công thức sau:

𝑧1 =𝐸𝐵𝐼𝑇∗− (𝛼 + 𝐸𝐵𝐼𝑇∗) 𝛼

𝑧2 =𝐼 − (𝛼 + 𝐸𝐵𝐼𝑇∗) 𝛼

Căn cứ vào bảng phân phối chuẩn của biến z1 để xác định xác suất mà EBIT thấp hơn EBIT hòa vốn. Qua đó có thể đánh giá được khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty.

63

Tiếp theo cần xác định khả năng chịu lỗ của công ty qua công thức z2. Tương tự căn cứ vào bảng phân phối chuẩn của biến z2 để xác định xác suất mà EBIT thấp hơn chi phí lãi vay đòi hỏi I.

Nếu một trong hai thử nghiệm z1 hay z2, hoặc cả hai thử nghiệm z1 và z2 cho thấy cấu trúc vốn hiện tại có mức độ rủi ro không thể chấp nhận được, các giám đốc tài chính sẽ phải lập lại phân tích này với mức nợ thấp hơn. Trong trường hợp mà cấu trúc vốn đề xuất vẫn còn thấp hơn các tiêu chuẩn do doanh nghiệp định ra, giám đốc tài chính có thể muốn xem xét các mức nợ cao hơn mức nợ đề nghị ban đầu.

Bước 5: Xem xét các chứng cứ thị trường để xác định cấu trúc vốn đề xuất có quá rủi ro không. Việc làm này liên quan đến các điểm sau: mức độ rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, định mức ngành cho các tỷ số đòn bẩy và chỉ số khả năng thanh toán, khuyến cáo của các ngân hàng đối với doanh nghiệp.

Bước này chỉ được thực hiện sau khi cấu trúc vốn đề xuất được các thử nghiệm “nội bộ” về tính khả thi của nó. Đòn bẩy tài chính là một con dao hai lưỡi: làm tăng lợi nhuận dự kiến nhưng cũng làm tăng rủi ro. Nếu gia tăng trong rủi ro cảm nhận được lớn hơn gia tăng trong thu nhập dự kiến, chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp có thể tăng thay vì giảm, và giá trị của doanh nghiệp sẽ sụt giảm.

Điều quan trọng cần ghi nhận là doanh nghiệp không cần phải cảm thấy bị hạn chế bởi các tiêu chuẩn ngành trong việc ấn định cấu trúc vốn riêng của mình. Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có truyền thống sinh lợi cao hơn một doanh nghiệp trung bình trong ngành, hay nếu lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp ổn định hơn EBIT của doanh nghiệp trung bình trong ngành thì doanh nghiệp này có thể chấp nhận một đòn bẩy tài chính cao hơn. Lựa chọn tối hậu về cấu trúc vốn liên quan đến một phân tích thận trọng các rủi ro và lợi nhuận dự kiến trong tương lai so với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Tuy nhiên, việc phân tích EBIT-EPS như trên đã bỏ qua câu hỏi quan trọng nhất là phân tích EBIT – EPS sẽ tác động như thế nào đến giá cổ phần. Và việc xem xét sự tác động này sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo.

64

Một phần của tài liệu xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp (Trang 63 - 66)