Chương 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test da (Trang 49 - 52)

- Các yếu tố nguy cơ gây bệnh VDDƯ

Chương 4 BÀN LUẬN

BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM DA DỊ ỨNG4.1. 1. Phân bố theo giới 4.1. 1. Phân bố theo giới

Qua nghiên cứu trên 117 bệnh nhân VDDƯ, kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ nữ giới (59,8%) nhiều hơn nam giới (40,2%). Nghiên cứu của chúng tôi khá phù hợp với tác giả Trần Hậu Khang, trong bệnh VDDƯ tỷ lệ nữ giới hay bị hơn nam giới (tỷ lệ nữ/nam là 1.3/1.0) [6].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lai và cs (2001), tỷ lệ nữ chiếm 41%, nam chiếm 59% [28]. Theo nghiên cứu của Châu Văn Trở (2013), tỷ lệ nữ chiếm 41,4%, nam chiếm 58,6% [41]. Nghiên cứu của Trần Lan Anh và cs (2006), tỷ lệ nữ chiếm 60% và nam chiếm 40% [3]. Tỷ lệ của chúng tôi hơi khác so với các tác giả Nguyễn Thị Lai và Châu Văn Trở, có thể do chúng tôi nghiên cứu trên cả 2 đối tượng là trẻ em và người lớn, còn Nguyễn Thị Lai và Châu Văn Trở chỉ nghiên cứu trên đối tượng người lớn. Kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với nghiên cứu của Trần Lan Anh và cs nghiên cứu trên cả 2 đối tượng người lớn và trẻ em.

4.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi

Tuổi của bệnh nhân VDDƯ nhỏ nhất là 01 tuổi và lớn nhất là 75 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi. Theo kết quả ở bảng 3.1, bệnh nhân tập trung nhiều ở nhóm tuổi 21 – 40 chiếm tỷ lệ 43,6% và thấp ở nhóm tuổi > 40 chiếm 21,4%.

Kết quả của chúng tôi khá phù hợp với tác giả Châu Văn Trở (2013), bệnh tập trung nhiều ở nhóm tuổi 21 – 40 tuổi (56,25%) [41]. Tuy nhiên tỷ lệ của chúng tôi ở nhóm tuổi này thấp hơn của tác giả có thể do tác giả chỉ nghiên cứu trên đối

tượng là người lớn. Chúng tôi nhận thấy rằng, bệnh VDDƯ trong nghiên cứu của chúng tôi có sự phân bố theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi thường gặp nhất nằm trong độ tuổi lao động. Có thể do đây là độ tuổi thường xuyên tiếp xúc với môi trường sống, làm việc và học tập nên cơ hội tiếp xúc với dị nguyên cao.

4.1.3. Phân bố theo nơi ở

Địa dư cũng là một trong những đặc điểm dịch tễ quan trọng trong bệnh VDDƯ. Theo kết quả ở bảng 3.2, tỷ lệ phân bố bệnh VDDƯ ở nông thôn (33,3%), ở thành phố (66,7%), như vậy bệnh nhân chủ yếu gặp ở thành phố.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Vương Khả Quế, theo tác giả này tỷ lệ phân bố bệnh VDDƯ ở nông thôn (33,18%), ở thành phố (66,82%) [33].

Nghiên cứu của Châu Văn Trở (2013) tỷ lệ bệnh VDDƯ ở thành phố chiếm 64,8% [41], tỷ lệ này khá phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Sự khác nhau về tỷ lệ lưu hành này có thể giải thích do điều kiện sống ở thành phố, bệnh nhân có nguy cơ tiếp xúc nhiều với các dị nguyên hơn ở nông thôn và ở thành phố cơ sở khám chữa bệnh thuận tiện hơn nên mọi người quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Mặc khác, có thể do đặc điểm của bệnh viện là bảo hiểm ở tuyến trên, nên tỷ lệ bệnh nhân ở thành phố chiếm tỷ lệ cao.

4.1.4. Phân bố theo nghề nghiệp

Theo kết quả ở bảng 3.3, nghề nghiệp 35% là học sinh - sinh viên, 28,2% là cán bộ - giáo viên, 11,1% là nghề tự do, 7,7% là buôn bán, công nhân và nông dân đều chiếm tỷ lệ thấp 2,6%. Kết quả của chúng tôi khá phù hợp với nghiên cứu của Châu Văn Trở, học sinh – sinh viên và nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ cao 57% [41].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nghề học sinh – sinh viên và cán bộ - giáo viên chiếm tỷ lệ tương đối cao có thể do chúng tôi chọn mẫu tại phòng khám Da liễu Trường Đại học Y Dược Huế, đây là nơi tập trung nhiều học sinh – sinh viên và cán bộ - giáo viên đến khám. Những đối tượng này là những người có trình độ học vấn nên thường tìm hiểu và quan tâm chăm sóc sức khỏe cũng như thẫm mỹ nhiều

hơn nên mỗi một rối loạn dù rất nhỏ cũng làm họ khó chịu nên đi khám và điều trị. Các đối tượng khác như nông dân, công nhân họ sống ở nông thôn nên không có điều kiện đi khám và điều trị bệnh, do đó tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi không cao.

4.1.5. Yếu tố tiền sử trong viêm da dị ứng

Yếu tố cơ địa trong bệnh VDDƯ thể hiện rõ bằng việc mắc cùng các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mày đay. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có 58,1% bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh dị ứng khác như: viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mày đay (bảng 3.5) và 59,8% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc các bệnh cơ địa (bảng 3.4), 100% bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh VDDƯ (bảng 3.8)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lai (2001), tiền sử gia đình mắc các bệnh cơ địa chiếm 62% [28]. Theo Phạm Hoàng Khâm, tiền sử cá nhân mắc các bệnh cơ địa chiếm 54,78% [25]. Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Theo Châu Văn Trở (2013), có 97,65% bệnh nhân có tiền sử bản thân bị VDDƯ [41], kết quả của chúng tôi là 100% phù hợp với tác giả.

Theo Hosseini (2014), khi nghiên cứu trên 313 bệnh nhân bị dị ứng nhận thấy tiền sử gia đình bị các bệnh cơ địa chiếm 67% [55]. Kết quả của chúng tôi cũng khá tương đồng với tác giả. Vì vậy, trong các thương tổn lâm sàng không điển hình thì yếu tố tiền sử gợi ý trong chẩn đoán bệnh.

Bệnh VDDƯ đã được chứng minh là có tính chất di truyền. Gần đây, các nhà khoa học đã xác định được nhiều gen liên quan tới bệnh VDDƯ. Đó là các gen nằm trên nhiễm sác thể 5931 – 33, 41911 – 1, 6q, 16p 11 – 2 – 111…[4], [12].

Như vậy, yếu tố tiền sử trong bệnh cơ địa cũng là một đặc điểm quan trọng cần đặc biệt quan tâm trong chẩn đoán bệnh VDDƯ.

4.1.5. Các yếu tố nguy cơ, thời tiết và thời điểm xuất hiện trong viêm da dị ứng- Các yếu tố nguy cơ - Các yếu tố nguy cơ

thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, súc vật, thú nhồi bông, hóa chất, bia, bụi nhà, bụi xây dựng.

Việc khai thác các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân VDDƯ gặp rất nhiều khó khăn trong khi thực hiện, kết quả mang tính chủ quan do phụ thuộc vào bệnh nhân và người nhà (đối với bệnh nhân nhi). Tuy nhiên, qua khai thác các yếu tố nguy cơ, chúng tôi thấy rằng có một số bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ sẽ làm cho bệnh khởi phát hoặc nặng thêm. Việc khai thác các yếu tố nguy cơ góp phần giúp bệnh nhânVDDƯ phòng tránh được các DN thường gặp trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test da (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w