- Phân bố tỷ lệ triệu chứng phụ
4.3.1. Liên quan với giới, nhóm tuổi và nơi ở
- Theo giới: Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18, tỷ lệ test da dương tính ở bệnh nhân nam chiếm 83,7% và nữ là 83,8%. Sự khác biệt của kết quả test da ở hai giới không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Theo nhóm tuổi: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19, tỷ lệ test da dương tính ở nhóm bệnh nhân VDDƯ ≤ 12 tuổi chiếm 93,8%, 13 – 20 tuổi chiếm 96%, nhóm từ 21 – 40 tuổi chiếm 82,4%, nhóm >40 tuổi chiếm 68%. Sự khác biệt của kết quả test da giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Theo nơi ở: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.20, tỷ lệ test da dương tính ở bệnh nhân sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ 87,2% bệnh nhân sống ở thành thị chiếm 82,1%. Tuy nhiên sự khác biệt của kết quả test da và yếu tố địa dư không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
nghĩa thống kê giữa kết quả test da với giới, nơi ở. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả test da và tuổi. Kết quả của chúng tôi phù hợp với tác giả Hon K.L. (2012) khi nghiên cứu trên 816 bệnh nhân VDDƯ (cả trẻ em và người lớn) [54].
4.3.2. Liên quan giữa kết quả test da và tiền sử gia đình dị ứng
Kết quả trình bày ở bảng 3.21 cho thấy tỷ lệ test da dương tính ở nhóm bệnh nhân có tiền sử gia đình dị ứng chiếm 59,8%, nhóm không có tiền sử gia đình dị ứng chiếm 40,2%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có và không có tiền sử gia đình bị dị ứng với kết quả test da (p > 0,05).
Chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa kết quả test da và tiền sử gia đình dị ứng ở bệnh nhân VDDƯ. Điều này có thể chúng tôi khai thác tiền sử gia đình dựa vào bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (đối với bệnh nhân nhi) nên kết quả mang tính chủ quan. Mặc khác, với 20 DN chúng tôi khảo sát với test da là không nhiều nên không loại trừ khả năng chúng tôi không thể khảo sát đúng DN mà bệnh nhân dị ứng vì trên thực tế số lượng DN rất đa dạng và phong phú.
4.3.3. Liên quan giữa kết quả test da và tiền sử bản thân có bệnh lý dị ứng kèm theo
Kết quả được trình bày ở bảng 3.22 cho thấy tỷ lệ test da dương tính ở nhóm bệnh nhân có tiền sử bệnh lý dị ứng kèm theo chiếm 58,1%, nhóm không có tiền sử bệnh lý dị ứng kèm theo chiếm 41,9%. Có sự khác biệt giữa kết quả test da và bệnh lý dị ứng kèm theo ở bệnh nhân VDDƯ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa kết quả test da và tiền sử bản thân có tiền sử bệnh lý dị ứng kèm theo. Yếu tố cơ địa bản thân dị ứng là một yếu tố quan trọng nhất trong bệnh VDDƯ, VDDƯ và cơ địa dị ứng có mối liên quan chặt chẽ đã được biết từ rất lâu. Tuy nhiên, chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa kết quả test da với các bệnh hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay. Có thể số lượng DN khảo sát của chúng tôi không nhiều và số lượng bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu không đủ lớn nên không tìm thấy sự liên quan.
Theo nghiên cứu của Đào Thị Hồng Diên và cs, khi nghiên cứu trên 150 bệnh nhân hen phế quản bằng test da cũng tìm thấy sự liên quan giữa kết quả test da với tiền sử bản thân của bệnh nhân bị các bệnh cơ địa như VDDƯ, viêm mũi dị ứng
[16]. Điều này một lần nữa khẳng định các bệnh dị ứng và cơ địa dị ứng có mối liên quan chặt chẽ với nhau.
Tóm lại, theo nghiên cứu của chúng tôi có sự liên quan giữa kết quả test da với tiền sử bản thân bệnh nhân VDDƯ có bệnh lý dị ứng kèm theo như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay.
4.3.4. Liên quan giữa kết quả test da và triệu chứng chính
Chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa kết quả test da và triệu chứng chính của bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.23 cho thấy sự khác biệt giữa kết quả test da và các triệu chứngchính không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Triệu chứng chính là đặc điểm quan trọng quyết định chẩn đoán bệnh VDDƯ, tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa kết quả test da và triệu chứng chính có thể do bệnh nhân mẫn cảm với những loại DN khác ngoài những DN chúng tôi khảo sát. Mặt khác, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là cả trẻ em và người lớn nên triệu chứng chính ở mỗi nhóm đối tượng lại khác nhau nên không tìm thấy sự liên quan.
4.3.5. Liên quan giữa kết quả test da và triệu chứng phụ
Chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa kết quả test da và triệu chứng phụ ở bệnh nhân VDDƯ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.24 cho thấy sự khác biệt giữa kết quả test da và các triệu chứng phụ không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Triệu chứng phụ là những đặc điểm góp phần chẩn đoán bệnh trong những trường hợp thương tổn không điển hình. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên quan giữa kết quả test da và triệu chứng phụ do số lượng bệnh nhân có 03 triệu chứng phụ chỉ có 07 bệnh nhân trong tổng số 117 bệnh nhân chúng tôi khảo sát nên không thể nói lên được sự khác biệt của các kết quả.
4.3.6. Liên quan giữa kết quả test da và vị trí tổn thương
Chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa kết quả test da và vị trí tổn thương của bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.25 cho thấy sự khác biệt giữa kết quả test da và vị trí tổn thương không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Điều này được giải thích có thể là do tuổi của bệnh nhân chọn vào mẫu nghiên cứu không đồng nhất vì vị trí tổn thương ở nếp gấp thường gặp ở người lớn hơn trẻ em, đặc biệt có những bệnh nhân tổn thương ở vùng hậu môn sinh dục, những nơi này thường ấm và ẩm ướt dễ bị kích thích và ngứa nên bệnh nhân gãi tạo nên hiện tượng lichen hóa ở vùng này nhưng bệnh nhân ngại không đi khám. Mặt khác, vùng mi trên của mắt dễ bị tổn thương trong VDDƯ và thường được chẩn đoán là viêm da tiếp xúc nên trong nghiên cứu của chúng tôi ở những vị trí này chỉ có 01 bệnh nhân nên không nói lên được sự khác biệt của các kết quả.
4.3.7. Liên quan giữa kết quả test da và số lượng bạch cầu ái toan
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy không có mối liên quan giữa kết quả test da và số lượng BCAT. Kết quả được trình bày ở bảng 3.26 cho thấy sự khác biệt giữa kết quả test da và số lượng BCAT không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Jenerowic D. và cs (2007) khi nghiên cứu BCAT trong máu ngoại vi ở 30 bệnh nhân VDDƯ mạn tính tại Ba Lan cũng không tìm thấy mối liên quan giữa kết quả test da và số lượng BCAT [56].
Như vậy, bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh nhân bị VDDƯ đơn thuần nên tỷ lệ BCAT trong máu hoàn toàn bình thường chiếm tỷ lệ cao và không tìm thấy sự liên quan giữa kết quả test da và số lượng BCAT.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu trên 117 bệnh nhân đến khám tại phòng khám Da liễu, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 08/2013 đến tháng 06/2014 được lâm sàng chẩn đoán VDDƯ. Dựa trên bộ tiêu chuẩn chẩn đoán VDDƯ của Hanifin và Rajka đề xuất năm 1980 có 64,1% bệnh nhân có cả 4 triệu chứng chính, 94% bệnh nhân có trên 3 triệu chứng phụ. Có 58,1% bệnh nhân có tiền sử bản thân bị các bệnh dị ứng kèm theo như hen phế quản, mày đay, viêm mũi dị ứng.
Bệnh nhân VDDƯ được chỉ định làm xét nghiệm test da tại Khoa Miễn dịch, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận: