Sự biến đổi số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi ở bệnh nhân viêm da dị ứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test da (Trang 63 - 64)

- Phân bố tỷ lệ triệu chứng phụ

4.2.8. Sự biến đổi số lượng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi ở bệnh nhân viêm da dị ứng

viêm da dị ứng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo bảng 3.17 nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân VDDƯ tỷ lệ BCAT cao ≥ 400 /µL chiếm 27,4%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy Hương khi nghiên cứu trên 65 bệnh nhân nhi VDDƯ [22], thấp hơn so với Nguyễn Thị Lai khi nghiên cứu số lượng BCAT trên 150 bệnh nhân VDDƯ là người lớn trong giai đoạn phát bệnh (BCAT tăng cao) và lui bệnh (BCAT giảm) [28], và cũng thấp hơn Dhar S. và cs (2005) khi nghiên cứu trên 102 bệnh nhân bao gồm cả trẻ em và người lớn ở Ấn Độ bị VDDƯ đưa ra kết luận rằng BCAT tăng cao hơn bình thường [46]. Điều này có thể giải thích tại vùng da bị tổn thương trong VDDƯ, BCAT bị hoạt hóa, mất hạt và giải phóng các protein chứa trong các hạt. Protein chủ yếu kiềm (Major Basic Protein: MBP) và protein chủ yếu cation (Major Cationic Protein: MCP/Eosinophil Cationic Protein: ECP) là hoạt chất quan trọng trong hạt của BCAT. ECP được giải phóng trong phản ứng viêm và dị ứng, do đó có sự tăng

hoạt hóa và giải phóng bạch cầu ái toan trong máu ngoại vi. Theo Nguyễn Thị Lai nhận định rằng sự tăng cao BCAT ở bệnh nhân VDDƯ

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ BCAT thấp hơn so với các tác giả có thể bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh nhân bị VDDƯ đơn thuần nên tỷ lệ BCAT trong máu hoàn toàn bình thường chiếm tỷ lệ cao [28], [69]. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Jenerowic D. (2007) khi nghiên cứu trên 30 bệnh nhân VDDƯ mạn tính nhận thấy những bệnh nhân VDDƯ đơn thuần tăng BCAT không đáng kể [56]. BCAT tăng trong bệnh VDDƯ có thể được xem như biểu hiện của mức độ bệnh, bệnh càng nặng thì số lượng BCAT tăng càng cao [27], [69].

Sự thay đổi số lượng BCAT cũng góp phần hỗ trợ trong việc chẩn đoán cơ địa dị ứng và định hướng điều trị.

4.3. LIÊN QUAN GIỮA KẾT QUẢ TEST DA VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU ÁI TOAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test da (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w