Tỷ lệ các dị nguyên tiêu hóa trong viêm da dị ứng có test da dương tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test da (Trang 61 - 63)

- Phân bố tỷ lệ triệu chứng phụ

4.2.4.Tỷ lệ các dị nguyên tiêu hóa trong viêm da dị ứng có test da dương tính

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13 chúng tôi nhận thấy ở nhóm bệnh nhân VDDƯ có test da dương tính với DN tiêu hóa, tỷ lệ test da dương tính với DN tôm và thịt heo chiếm tỷ lệ cao nhất là 31%, kế đến là sữa bò (29,6%), thịt bò (28,2%), cá thu (22,5%), đậu phụng (21,1%), lòng đỏ trứng (19,7%), hạt dẻ (19,7%), cá ngừ (15,5%), thịt gà (14,1%), đậu nành (12,7%).

Theo nghiên cứu của Lee S. và cộng sự (2001) khi làm test da trên 476 bệnh bệnh nhân VDDƯ (cả trẻ em và người lớn) tại khoa Dinh dưỡng Trường Đại học Hanyang, Hàn Quốc nhận thấy có 62,7% bệnh nhân bị dị ứng thức ăn, tỷ lệ dị ứng với DN cá ngừ (68,3%), tôm (56,7%), nấm (55,7%), sữa bò (53,6%), thịt bò (50%), trứng (50%), đậu nành (42,9%) [60].

Theo nghiên cứu của Kwon J. và cộng sự (2013) khi làm test da trên 2417 bệnh nhân VDDƯ (cả trẻ em và người lớn) ở Hàn Quốc nhận thấy có 1225 bệnh nhân bị dị ứng thức ăn chiếm 50,7%, tỷ lệ dị ứng với DN trứng (21,6%), sữa (20,9%), đậu nành (11,7%), thịt gà (11,7%), thịt lợn (8,9%), thịt bò (9,2%) [59].

Như vậy, qua so sánh có sự khác biệt về tỷ lệ test da dương tính với DN tiêu hóa ở các tác giả, điều này có thể giải thích và cũng được nhiều tác giả ghi nhận là tình trạng dị ứng với các DN tiêu hóa còn tùy thuộc vào thói quen ẩm thực và nguồn gốc thức ăn của từng nước, từng chủng tộc. Ngoài ra, dị ứng thức ăn còn có thể do

chất bảo quản, chất phụ gia màu… Việc xác định được loại DN mà bệnh nhân thường dị ứng đó là cách tốt nhất để phòng ngừa. Mặc dù biến chứng thường nhẹ nhưng các phản ứng dị ứng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và trong những trường hợp hiếm, có thể gây tử vong.

4.2.5. Số lượng dị nguyên dương tính của test da

Qua nghiên cứu ở bảng 3.14 cho thấy kết quả có sự phân bố giữa các nhóm là khá đều, kết quả test da dương tính với1 loại DN (15,3%), 2 loại DN (19,4%), 3 loại DN (17,3%), 4 loại DN (18,4%), 5 loại DN (11,2%), tỷ lệ dương tính trên 5 loại DN chiếm tỷ lệ thấp.

Kết quả của chúng tôi khác so với Saleh B. T. và cs (2009), khi nghiên cứu trên 111 bệnh nhân VDDƯ tại phòng khám dị ứng Trường Đại học Tikrit nhận thấy bệnh nhân dị ứng với 1 loại DN (6%), 2 loại DN (41%), 3 loại DN (36%) và ≥ 4 loại DN (7%) [67]. Kết quả của chúng tôi khác so với tác giả có thể do số lượng và loại DN nghiên cứu khác nhau, chủng tộc và môi trường sống khác nhau.

Qua kết quả trên ta nhận thấy bệnh nhân VDDƯ dương tính cùng một lúc với nhiều loại DN là khá lớn. Về cơ chế dị ứng thì tình trạng dị ứng chéo càng tăng nếu thời gian dị ứng kéo dài. Do đó việc phòng tránh tiếp xúc với các yếu tố DN ở những bệnh nhân này sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên việc tìm ra nguyên nhân để phòng tránh là điều rất quan trọng giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể những đợt tái phát bệnh.

4.2.6. Mức độ dương tính của test da

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.15 cho thấy, đa số bệnh nhân VDDƯ có kết quả test da dương tính chủ yếu ở mức 2+ và 3+, các mức 1+ và 4+ có kết quả thấp. Cụ thể: mức 2+ (41,9%), mức 3+ (45,8%), mức 1+ (2,4%), mức 4+ (9,9%).

Việc xác định mức độ dương tính của test da có ý nghĩa trong việc tiên lượng tính mẫn cảm của các tác nhân gây dị ứng. Trong lĩnh vực điều trị người ta dùng phương pháp “Giải mẫn cảm đặc hiệu”, phương pháp này chính là đưa DN vào cơ thể đã mẫn cảm với nó nhằm làm cho cơ thể thay đổi cách đáp ứng miễn dịch và do đó tránh được các triệu chứng dị ứng. Đó chính là cơ sở của biện pháp tiêm chủng

vaccin chống dị ứng [38].

Như vậy, test da là xét nghiệm cơ bản và được thực hiện đầu tiên để chẩn đoán dị ứng. Kết quả của test da là một căn cứ quan trọng cho việc chẩn đoán và điều trị đặc hiệu bệnh dị ứng.

4.2.7. Mức độ dương tính theo từng dị nguyên

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.16 cho thấy mức 3+ DN gián chiếm tỷ lệ cao nhất 35/382 (9,2%), mức 4+ DN mạt nhà chiếm tỷ lệ cao nhất 20/382 (5,2%), mức 2+ dị nguyên lông chó chiếm tỷ lệ cao nhất 18/382 (4,7%), mức 1+ chiếm tỷ lệ thấp.

Qua kết quả này chúng tôi nhận thấy mức độ dương tính 2+, 3+, 4+ chiếm tỷ lệ cao đều là dị nguyên hô hấp, chủ yếu là các dị nguyên trong nhà như gián, mạt nhà, lông chó. Điều đó cho thấy những bệnh nhân VDDƯ cần kiểm soát và tránh tiếp xúc với các DN để cải thiện tình trạng dị ứng và giảm các triệu chứng bệnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test da (Trang 61 - 63)