ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test da (Trang 26 - 31)

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU2.1.1. Đối tượng 2.1.1. Đối tượng

Gồm 117 bệnh nhân đến khám tại phòng khám Da liễu, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 08/2013 đến tháng 06/2014 được lâm sàng chẩn đoán VDDƯ và được chỉ định làm xét nghiệm test da tại Khoa Miễn dịch, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh

Đối tượng được chọn vào nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhân được chẩn đoán VDDƯ theo bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin và Raika đề xuất năm 1980 gồm 04 triệu chứng chính và 23 triệu chứng phụ [6], [61].

Triệu chứng chính (4 tiêu chuẩn):

+ Ngứa

+ Viêm da mạn tính tái phát + Hình thái và vị trí điển hình:

Trẻ em: mụn nước tập trung thành đám ở mặt, mặt duỗi các chi. Người lớn: Lichen hóa ở nếp gấp.

+ Tiền sử gia đình hay bản thân bị các bệnh cơ địa như: hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa...

Triệu chứng phụ (23 tiêu chuẩn):

+ Khô da

+ Vảy cá thông thường + Phản ứng da tức thì + Tuổi phát bệnh sớm + Tăng IgE huyết thanh + Dễ nhiễm trùng da

+ Viêm da bàn tay bàn chân không đặc hiệu + Chàm núm vú

+ Viêm môi

+ Viêm kết mạc tái phát

+ Nếp dưới mi mắt của Dennie Morgan + Giác mạc hình chóp

+ Đục thủy tinh thể dưới màng bọc trước + Thâm quanh mắt

+ Ban đỏ, ban xanh ở mặt + Vẩy phấn alba

+ Nếp lằn cổ trước + Ngứa khi ra mồ hôi

+ Không chịu được len và chất hòa tan mỡ + Dày sừng quanh nang lông

+ Dị ứng thức ăn

+ Tiến triển bệnh có ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường và tinh thần + Da vẽ nổi.

Bệnh nhân được chẩn đoán VDDƯ khi có ít nhất 3 triệu chứng chính cộng với ít nhất 3 triệu chứng phụ.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân được chẩn đoán VDDƯ đang sử dụng Corticoid bằng đường uống, đường tiêm hoặc bôi ngoài da trong khoảng thời gian 7 ngày hoặc uống thuốc kháng Histamin trong khoảng thời gian 3 ngày.

Bệnh nhân đang trong cơn dị ứng cấp tính, lao, thấp khớp đang tiến triển, người bệnh tâm thần đang ở thời kỳ kịch phát, người bệnh tim, gan, thận ở giai đoạn không còn bù trừ, người bệnh có thai, người bệnh bị một số bệnh tự miễn [18], [34].

2.1.4. Cỡ mẫu

Gồm 117 mẫu, lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện trong 1 năm, tất cả các đối tượng nghiên cứu.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

- Lập phiếu điều tra theo mẫu, phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu.

- Nguồn thu thập thông tin là phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân hoặc người nhà (đối với trẻ nhỏ).

- Kết hợp thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.

2.2.2. Các bước tiến hành

Tất cả các bệnh nhân được khai thác kỹ về bệnh sử và tiền sử, thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

2.2.2.1. Thu thập số liệu

- Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu + Tuổi, giới, địa chỉ

+ Ngày tháng vào viện + Nghề nghiệp

+ Trình độ học vấn + Nơi cư trú

- Các biến nghiên cứu + Biến độc lập

• Nhóm tuổi ( ≤ 12, 13 – 20, 21 – 40, > 40)

• Giới (nam, nữ)

• Nghề nghiệp (trẻ nhỏ, học sinh – sinh viên, cán bộ - giáo viên, buôn bán, xây dựng, công nhân, nông dân, tự do)

• Nơi ở (nông thôn, thành thị) + Biến phụ thuộc

• Tiền sử

• Bệnh sử

• Các triệu chứng lâm sàng

2.2.2.2. Khai thác tiền sử, bệnh sử, môi trường sống

- Tiền sử dị ứng bản thân: viêm mũi dị ứng, mề đay, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng. Có mắc các bệnh này không?

- Dị ứng kèm theo: ngoài viêm da dị ứng bệnh nhân còn kèm theo loại dị ứng khác như: hen, viêm mũi, viêm kết mạc, mày đay.

- Tiền sử gia đình: viêm mũi dị ứng, mày đay, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng, hen phế quản, viêm kết mạc. Có đối tượng nào trong gia đình mắc các bệnh này không?

- Trước đây và hiện nay người bệnh có mắc một trong các bệnh sau đây: cường giáp, viêm phổi, viêm phế quản mạn, viêm tai giữa, viêm mũi.

- Khai thác các yếu tố nguy cơ: tiếp xúc thuốc lá, thuốc lào, bia, rượu thú nhồi bông, súc vật, bụi nhà, bụi xây dựng.

- Khai thác mối liên quan của bệnh với các yếu tố: vật lý, hóa học, nghề nghiệp, trạng thái tâm thần, chỗ ở, vật nuôi, cây cối, tư trang, đồ dùng trong gia đình.

- Khai thác hoàn cảnh xuất hiện bệnh

+ Thời gian xuất hiện: sáng, trưa, chiều, tối. + Điều kiện xuất hiện: ra mồ hôi, thời tiết.

+ Thời điểm xuất hiện: mùa, quanh năm, tháng bị nặng nhất.

2.2.2.3. Khám lâm sàng

- Khám lâm sàng do các bác sỹ chuyên khoa da liễu thực hiện, học viên thu thập thông tin.

- Chẩn đoán bệnh dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hanifin và Raika đề xuất năm 1980 gồm 04 triệu chứng chính và 23 triệu chứng phụ.

- Cách xác định giai đoạn bệnh + Giai đoạn phát bệnh

Bệnh mới khởi phát với những tổn thương mới hoặc tái phát lại với sự lan rộng của tổn thương.

+ Giai đoạn lui bệnh

2.2.2.4. Cận lâm sàngThực hiện test da Thực hiện test da ♦ Dị nguyên:

Trong nghiên cứu này sử dụng DN chuẩn hóa được sản xuất bởi hãng HOLLISTER - STIER, MỸ. DN khảo sát bao gồm:

- DN môi trường: 8 DN + Mạt nhà + Bụi nhà + Lông mèo + Lông chó + Lông chuột + Lông vũ + Gián + Nấm mốc - DN tiêu hóa : 12 DN + Cá ngừ + Cá thu + Tôm + Sữa bò + Thịt bò + Thịt heo + Thịt gà + Lòng đỏ trứng + Gạo + Đậu phụng + Đậu nành + Hạt dẻ

- Chứng

+ Chứng dương tính: Histamin 0,1% + Chứng âm tính: NaCl 0,9%

Một phần của tài liệu nghiên cứu phát hiện một số dị nguyên ở bệnh nhân viêm da dị ứng bằng test da (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w