động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và chuyên gia; 100% lao động xuất khẩu được đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng.
4.2.1.2 Triển vọng của hoạt động xuất khẩu lao động
Triển vọng về nhu cầu việc của nền kinh tế.
Nền kinh tế thế giới vừa trải qua một cơn bạo bệnh mang tên “ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu” diễn ra vào những tháng cuối năm 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài trong suốt năm 2009 và sức lan tỏa của nó rộng khắp các châu lục. Nó có sức quật ngã tất cả những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật bản, Anh, Đức… Và ảnh hưởng đến cả những nền kinh tế mở quy mô nhỏ- trong đó có Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến suy giảm kinh tế toàn cầu này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc làm và đời sống của hàng triệu lao động trên toàn thế giới. Nhiều công ty đa quốc gia sử dụng hàng vạn lao động và cả doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phải tuyên bố phá sản hoặc bắt buộc phải sa thải bớt hoặc giảm giờ làm của số lượng lớn người lao động và coi đây là một cứu cánh để tồn tại. Hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, hàng ngàn công nhân trên khắp thế giới bị mất việc, tình trạng thất nghiệp xảy ra mọi nơi. Hậu quả đó thật là nặng nề. Có thể nói là thời kỳ đen tối của nền kinh tế thế giới.
Là một hoạt động thương mại quốc tế nên XKLĐ cũng theo đó mà ảnh hưởng theo. Các nước nhận nhiều lao động nước ngoài khẩn cấp ban hành chính sách ưu tiên dành việc làm cho người lao động bản địa và do sức ép của các tổ chức đại diện người lao động trong nước, nên chủ sử dụng lao động đã nhắm đến đối tượng sa thải đầu tiên là người lao động nước ngoài. Lao động Việt Nam làm việc ở các nước chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu và chính sách ưu tiên việc làm cho người bản địa, nên ngay từ những tháng cuối quý IV năm 2008 đã có hàng trăm người phải kết thúc hợp đồng lao động về nước trước hạn. Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn trong những tháng đầu năm 2009, khi tác động của khủng hoảng ngày càng toàn diện và sâu rộng. Thông tin chưa đầy đủ cho thấy số lượng lao động Việt Nam đã phải về nước trước hạn cho đến nay phải đến 4-5 nghìn người. Nhu cầu tuyển dụng của các nước đối với lao động nước ngoài giảm, các đơn đặt hàng thưa vắng, chỉ tiêu XK giảm. Mọi người không còn mặn mà với “ xuất ngoại” bởi: Tình trạng việc làm khan hiếm, đi XKLĐ như một chuyến đi du lịch xa xứ, ra nước ngoài không có việc làm, NLĐ trở về nước trong gánh nặng nợ nần. Trong hoàn cảnh như vậy nên cuối năm 2009, rất nhiều công ty trả lại giấy phép lĩnh vực XKLĐ, từ chối sân chơi này. Thị trường XKLĐ trở lên ảm đạm.
Năm 2010 đến với sự chào đón hân hoan của mọi người, nó mang đến một hi vọng mới, hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn, hi vọng vào sự tươi sáng của nền kinh tế. Và
cũng không phụ lòng mong mỏi đó, sau hơn một năm uể oải của cơn bạo bệnh, nền kinh tế thế giới đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, bắt đầu cựa mình cho một sức sống mới.
Các nhà máy công trường đã bắt đầu hoạt động trở lại, nền kinh tế của thế giới đã bắt đầu hồi phục, các tia hi vọng cho một nền kinh tế hồi sinh. Nhu cầu tuyển dụng lao động trong những tháng đầu năm 2010 bắt đầu tăng dần: Năm 2010 nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao hơn năm 2009. Thị trường lao động quý II sôi động hơn thị trường lao động quý I, cụ thể, Theo kết quả nghiên cứu tổng quan thị trường lao động việc làm của Manpower mới công bố trên báo Lao động ngày 1/4/2010, thì các DN ở các thị trường lớn đều dự kiến sẽ tăng tuyển dụng nhân viên trong quý II/2010 ở mức bằng hoặc cao hơn năm ngoái. NLĐ, đặc biệt là người thất nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm trong quý tới nhờ những dấu hiệu khả quan của thị trường lao động việc làm. Theo báo cáo được công bố tháng 3/ 2010, nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở các nước châu Á Thái Bình Dương tăng mạnh, ngoại trừ Nhật Bản. Nhu cầu tuyển dụng ở hầu hết các châu lục đều có xu hướng tăng, cũng theo báo cáo này thì: Xu hướng tuyển dụng sẽ tăng cao ở khắp châu Á- Thái Bình Dương để đáp ứng nhu cầu nhân lực của khu vực này. Trong đó, nhu cầu nhân lực tăng mạnh nhất là ở Ấn Độ, Đài Loan, Malaixia. Tại khu vực Trung Đông, nhu cầu tuyển dụng cũng sẽ tăng cao. Đây là những thị trường XKLĐ trọng tâm của nước ta trong năm tới.
Triển vọng XKLĐ ở một số thị trường chính của DN, công ty Việt nam.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, triển vọng XKLĐ của Việt Nam 2010 khá sáng sủa. Sau một năm trải qua khủng hoảng, một số nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam đã có khả năng nhận trở lại số lượng lớn lao động. Hơn nữa, các DN XKLĐ trong nước cũng đã kịp tích lũy cho mình thêm kinh nghiệm, có thêm thời gian để bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động.
Thị trường Malaixia.
Malaixia là nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài lớn, mỗi năm nước này tiếp nhận hàng ngàn lao động từ các nước khác nhau.
Việt nam chính thức đặt quan hệ với Maliaxia trong lĩnh vực XKLĐ vào 4/ 2004. Và chúng ta luôn coi nước này là một thị trường quan trọng của mình. Trong nhiều năm, Malaixia luôn là thị trường XKLĐ lớn của Việt Nam. Trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra ( 2008), thì năm 2006 tại thị trường này, có khoảng 100.000 người chiếm 10% tổng số lao động nhập khẩu của nước này. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, chính phủ nước này đã ngừng tuyển dụng lao động nước ngoài và một lượng lao động phải về nước trước thời hạn do không có việc làm.
Tuy nhiên, bước sang năm 2010, thị trường lao động này đã phục hồi, nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài lại tăng lên. Theo giám đốc công ty MRH ( Man force Resources Holding), một trong những công ty thầu công lớn nhất tại Malaixia thì nhu cầu