SV: Đỗ Thị Quyên 54 Lớp 42A

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp hà nội (Trang 54 - 56)

Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội: Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ…trong việc thực hiện các mục tiêu về XKLĐ.

- Thường xuyên có các chính sách hỗ trợ các DN XKLĐ:

Hoạt động XKLĐ có phạm vi hoạt động rộng, phức tạp, chịu nhiều rủi ro, nên nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ các DN: như chính sách về thuế, về tìm kiếm và thẩm định thị trường.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề cho người lao động để tạo nguồn lao động có chất lượng tốt phụ vụ hoạt động XKLĐ.

Việc Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ NLĐ trong việc tạo vốn ra nước ngoài làm việc là một bước đi lớn giúp họ thoát nghèo. Song, chính phủ phải có sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, có đúng đối tượng và đúng pháp luật hay không, tránh thiệt thòi cho người dân.

- Tiến hành các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực XKLĐ, ký các hiệp định cấp nhà nước về việc đưa lao động Việt Nam sang nước khác làm việc. Củng cố và nâng cao mối quan hệ với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam

Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước.

Bộ lao động thương binh và xã hội

Bộ LĐTB & XH là đơn vị chủ quản thay mặt chính phủ trong việc triển khai chương trình XKLĐ, có thể nói đây là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất đôi với hoạt động này. Bộ LĐ TB&XH phải có trách nhiệm phối hợp với các Bộ và cơ quan khác để thực hiện chương trình việc làm quốc gia, trong đó có vấn đề XKLĐ.

Bộ LĐTB & XH cần căn cứ vào những biến động thực tế để đề ra các mục tiêu trong việc đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương chỉ đạo thực hiện.

Tiến hành nghiên cứu thị trường lao động nước ngoài, quy định cụ thể, rõ ràng các điều kiện cần thiết bắt buộc đối với NLĐ khi ra nước ngoài làm việc.

Xây dựng mức phí môi giới, phí dịch vụ hợp lý, đảm bảo lợi ích của DN và NLĐ. Kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội cho NLĐ khi làm việc tại nước ngoài.

Kiểm tra định kỳ và bất ngờ với các cơ sở dạy nghề cho NLĐ và cả các DN XKLĐ về việc thực hiện các quy định của pháp luật. Có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ nếu có vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ký kết các văn bản song phương và đa phương với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam để có thể hỗ trợ NLĐ trong quá trình làm việc tại nước ngoài.

Hoàn thành đề án “ Xây dựng trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực quốc gia”, trung tâm này sẽ là nơi cung cấp thông tin chính thống về nhu cầu việc làm, tuyển dụng từ phía DN với NLĐ và ngược lại. Giúp các DN có thể tiếp cận nguồn lao động, và giúp NLĐ biết đến nhu cầu tuyển dụng của DN.

Bộ Giáo dục đào tạo.

Tăng cường chất lượng đào tạo ngoại ngữ ngay từ cấp phổ thông, và cơ sở; làm tốt công tác này sẽ tạo cơ sở tốt về ngoại ngữ cho nguồn lao động tham gia XKLĐ

Cập nhật các yêu cầu nghề nghiệp, để tiến hành xây dựng chương trình đào tạo người lao động đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Có các chương trình giáo dục định hướng nghề nghiệp cho mọi người để không chỉ đáp ứng nhu cầu công việc trong nước mà còn tạo nguồn lao động có tay nghề cho XKLĐ.

Bộ Y tế:

Chỉ đạo các bệnh viện trực tiếp khám sức khỏe cho NLĐ trước khi ra nước ngoài làm việc, phải thực hiện nghiêm túc các quy định về phí, lệ phí khám sưc khỏe, không thu thêm bất kỳ một khoản thu ngoài luồng. Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, gây rắc rối, phiền hà cho NLĐ

Bộ Ngoại giao

Bộ ngoại giao là cơ quan đại diện Việt Nam cao nhất ở nước ngoài thực hiện quản lý nhà nước đối với lao động Việt Nam ở nước sở. Bộ này cần cung cấp kịp thời cho Bộ LĐTB & XH những thông tin về tình hình thị trường lao động nước ngoài và tình hình NLĐ Việt Nam ở nước sở tại về những thuận lợi cũng như khó khăn ảnh hưởng đến XKLĐ;

Cần liên hệ với các cơ quan của nước sở tại để giúp Bộ LĐTB & XH thiết lập quan hệ hợp tác sử dụng lao động; phối hợp với các tổ chức cơ quan hữu quan của nước sở tại và các tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ và các DN Việt Nam.

Bộ Tài chính

Chủ trì và phối hợp với Bộ LĐTB & XH quy định chi tiết về việc thu và sử dụng lệ phí, phí quản lý và phí dịch vụ; mức và thể thức giữ tiền đạt cọc của NLĐ. Các mức phí và lệ phí này cần phải được cân đối và xem xét cụ thể để không là gánh nặng quá lớn cho NLĐ,

Bộ Công an

Trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ LĐTB & XH trong việc quản lý NLĐ Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; tạo điều kiện để NLĐ được cấp hộ chiếu một

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp hà nội (Trang 54 - 56)