3. Lợi nhuận trước
thuế
3118 245 12769 -2873 -92,14 12524 5111,83
4. Lợi nhuận sau thuế 2245 245 9194 -2000 -89,08 8949 3652,65
Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp – Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội.
Theo bảng số liệu 3.15:
Năm 2008: Tổng doanh thu của toàn công ty đều tăng so với năm 2007. Mức tăng đạt 861,9 % tương đương là 176270 triệu đồng. Trong đó doanh thu từ XKLĐ tăng 120,28%, tương đương 415 triệu đồng.
Về mặt chi phí: chi phí 2008 tăng hơn năm 2007 là 1033% tương đương 179143 triệu đồng. Sở dĩ mức tăng cao là do năm 2008, tình trạng lạm phát xảy ra mạnh, giá vốn hàng hóa cũng như các chi phí khác đều tăng cao hơn năm 2007.
Về lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty năm 2008 đều giảm so với năm 2007. Cụ thể mức giảm lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008 là ( - 2000) triệu đồng, giảm 89 % so với 2007. Do công ty giành tiền đầu tư cho các công trình dự án trogn tương lai.
Năm 2009: Năm 2009, sau khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, hoạt động của công ty có bước phát triển mạnh, do công ty đã nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị trường. Cụ thể: tổng doanh thu của công ty năm 2009 đạt 229689 triệu đồng tăng so với năm 2008 là 16,75% tương đương 32969 triệu đồng. Trong đó doanh thu từ XKLĐ tăng 182,23% tương đương 1385 triệu đồng.
Về chi phí: Tổng doanh thu tăng dẫn đến tổng chi phí của công ty cũng tăng theo. Chi phí năm 2009 tăng 10% so với năm 2008, tương đương 20445 triệu đồng. Đây là kết quả ảnh hưởng của làm phát đầu 2009, đồng thời công ty cũng tiến hành nhập khẩ một số mặt hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Về Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty đều tăng so với 2008, cụ thể: lợi nhuận sau thuế tăng 8969 triệu đồng và mức tăng là 3652%. Đây là bước nhảy vọt đánh dấu hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm. Có được các kết quả này là do công ty đã giữ vững được thị trường truyền thống và khai thác được các thị trường mới, hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư bất động sản công ty có hiệu quả.
3.4.2 Số lượng và cơ cấu xuất khẩu lao động.
3.4.2.1 Số lượng và cơ cấu lao động theo giới tính
Khi hoạt động XKLĐ mới được triển khai, do đặc điểm của công việc nên số lượng lao động của Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài chủ yếu là nam giới. Trong giai đoạn từ 1999- 2001, lao động nam giới chiếm 82,1% vì công việc chủ yếu là trong các ngành công nghiệp nặng, cần nhiều sức khỏe. Trong gần 10 năm trở lại đây, có xuất hiện nhu cầu lao động nữ ở một số ngành như công nhân dệt, giúp việc gia đình…nên số lượng lao động nữ của nước ta dần tăng lên theo từng năm. Hơn nữa, Việt Nam cũng có các chính sách hỗ trợ cho lao động nữ, phối hợp với các tổ chức nước ngoài tăng cường bảo vệ quyền lợi của họ. Số liệu sau sẽ phản ánh kết quả này: