SV: Đỗ Thị Quyên 42 Lớp 42A

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp hà nội (Trang 42 - 44)

Thuyền viên: Bắt đầu từ năm 2008, công ty mới nhận được đơn hàng đầu tiên về ngành nghề này và con số đưa đi cũng rất khiêm tốn. và do ảnh hưởng không thuận tiện từ phí đối tác Đài Loan ( đây là thị trường tiếp nhận thuyền viên), nên trong năm 2009, công ty cũng chỉ đưa đi được có 8 người, giảm so với năm trước 2 người. Công ty đang tiến hành tìm kiếm các đơn hàng trong ngành nghề này, hi vọng trong các năm tới sẽ tăng được số lượng.

Thợ xây dựng: Thợ xây dựng là nghề mà công ty mới khai thác trong năm 2009, nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan, có tới 95 công nhân chiếm 23.75%.

Đây là công việc vất vả song lại mang lại thu nhập cao, ổn định cho người lao động. Nên trong thời gian tới, công ty sẽ vẫn có hướng thúc đẩy việc thực hiên các đơn hàng về ngành này.

3.4.2.3 Số lượng và cơ cấu lao động theo thị trường

XKLĐ với các lợi ích mà nó mang lại đã ngày càng trở thành hoạt kinh tế quan trọng của nhiêu nước trên thế giới. Ngay trong khu vực Đông Nam Á, lao động của nước ta cũng phải cạnh tranh với lao động của Philipin và Thái lan ( 2 nước này vốn được coi là có thế mạnh về XKLĐ). Nhu cầu lao động ở các nước thì nhiều, song nguồn lao động có đáp ứng được không thì lại và vấn đề cần quan tâm. Hiện nay, với hơn nửa triệu người đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, ngành XKLĐ của Việt Nam đã có được các thành công rất lớn.

Cùng với thành công của toàn ngành, công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội cũng đã tạo được các đối tác tin cậy trong lĩnh vực XKLĐ. Cụ thể:

Bảng 3.19 Số lượng và cơ cấu lao động theo thị trường.

Đơn vị tính: Người

STT Thị trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng

1 Malaixia 68 9 80 157 2 Đài Loan 40 50 60 150 3 Macau 24 35 30 89 4 CH Síp 50 75 125 5 Trung Đông 185 185 6 Tổng 132 225 410 767

Nguồn:Ban quản lý XKLĐ - Công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội

Theo bảng số liệu 3.19 về tình hình đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của HANIC theo thị trường ta thấy:

Thị trường Malaixi: Số lao động được đi trong 3 năm có sự biến động lên xuống khá mạnh. Trogn năm 2007 số lao động đưa đi là 68 người, sang đến năm 2008 giảm mạnh còn 9 người, năm 2009 thì tăng lên 80 người. Điều này chỉ có thể lý giả bởi sự sụt giảm nhu cầu của thị trường khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Hiện tại công ty có 157 lao động đang làm việc tại thị trường này.

Đại diện của công ty cho biết: Công ty vẫn coi trọng thị trường này và mục tiêu là mỗi tháng đưa được 30-50 lao động đi làm việc tại thị trường này.

Thị trường Đài Loan: Thị trường này có xu hướng ổn định hơn thị trường Malaixia. Số lao dộng được đưa đi qua các năm đều tăng lên, tuy là tăng không nhiều. Đây là thị trường mà người lao động có thu nhập khá cao. Có thể nói là cao nhắt trong các thị trường của công ty( thu nhập của NLĐ giao động trogn khoảng từ 5 triệu- 7 triệu). Song chi phí đi lại cũng là cao nhất. Mức chi phí cao nhất lên tới 100 triệu. Hiện tịa công ty có 150 người đang làm việc tạo thị trường này.

Thị trường Macau: Macau và Đài Loan là hia thị trường có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam. Trong những năm qua, thị trường này đã tiếp nhận 89 lao động của công ty làm các công việc là công nhân dệt và giúp việc gia đình. Trong năm 2008, số lao động của thị trường này có phần giảm xuống so với 2007 và 2009, do khủng hoảng kinh tế thế giới gây ra. Với những số liệu trên thì thấy, công ty chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường.

Thị trường Cộng Hòa Sip: Đây là thị trường công ty mới đưa vào khai thác trong năm 2008. Số công nhân tăng ngay sau năm 2009. Hiện có 125 người đang làm việc tại đây. Trong năm 210, công ty xác định đây vẫn là thị trường mà công ty hướng tới nhằm tăng thị phần của mình.

Khu vực Trung Đông: Trung Đông là khu vực cứu cánh cho công ty trong thời gian khủng hoảng vừa qua, năm 2009, công ty khai thác thêm được thị trường mới này, với nỗ lực của mình công ty đã đưa được 185 lao động sang thị tường này với các công việc như: thợ xây dựng, công nhân nhà máy…

Kết luận: Công ty bước vào XKLĐ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty rất lớn. Song với thế mạnh của mình, công ty đã tìm được hướng đi mới phù hợp và khai thác được tiềm năng của các thị trường đối tác nên cũng có được thành công và rút ra được các bài học cho mình. Trong tương lai, khi nền kinh tế hồi phục, hoạt động XKLĐ sẽ đem lại nguồn thu lớn cho công ty.

Chương 4: Các kết luận và đề xuất để thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp Hà Nội

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w