SV: Đỗ Thị Quyên 44 Lớp 42A

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp hà nội (Trang 44 - 46)

4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

4.1.1 Những thành công của công ty và nguyên nhân

Qua các kết quả phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp trong chương 3, ta thấy được các thành công mà HANIC đạt được là:

Thứ nhất: Về hoạt động kinh doanh chung của công ty. Mặc dù khủng hoảng kinh tế, song hoạt động của công ty vẫn có sự tăng trưởng dương. Doanh thu của toàn công ty nói chung và của hoạt động XKLĐ nói riêng đều có sự gia tăng. Đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước.

Thứ hai: Về nghiên cứu thị trường. Số lượng lao động được đưa ra nước ngoài làm việc đều tăng lên, bên cạnh việc giữ được các thị trường truyền thống thì công ty đã khai thác được thị trường mới cứu cánh trong thời kỳ khủng hoảng. Đó là thị trường lao động tại cộng hòa Síp, thị trường các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất tại khu vực Trung Đông. Đặc biệt, người lao động do công ty cung ứng không có trường hợp nào phải về nước trước thời hạn do vi phạm hợp đồng. Đây thực sự là một thành công rất lớn của công ty.

Thứ ba: Về tuyển chọn và đào tạo, giáo dục định hướng cho NLĐ. Tuy là mới tham gia XKLĐ, song công ty đã chú trọng tới khâu tuyển chọn, đào tạo giáo dục định hướng cho NLĐ, đảm bảo kiến thức cho họ trước khi ra nước ngoài làm việc.

Thứ tư: Công ty có các chương trình giúp đỡ người lao động về đào tạo nghề và vay vốn khi đi làm việc. Hiện công ty đang triển khai chương trình cho người lao động vay vốn dưới sự bảo lãnh của cán bộ trong ty thông qua cổ phiếu của công ty. Số vốn cho vay bằng khoảng 25% tổng chi phí đi XKLĐ. Cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Số tiền hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Thị trường đăng ký Chi phí dự kiến Hạn mức cho vay

1 Đài Loan ( lao động phổ thông) 100 20

2 Đài loan ( Khán hộ công) 42 10

3 Macau ( Giúp việc gia đình) 17 5

4 Malaixia ( lao động phổ thông) 20 6

5 Trung Đông 29 10

6 Thị trường khác 25%

Nguồn: Ban quản lý XKLĐ- công ty cổ phần đầu tư tổng hợp HANIC

Công ty cũng tiến hành giúp NLĐ làm thủ tục giấy tờ khi vay vốn ở ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Thứ năm: Khâu thẩm định hợp đồng được công ty thực hiện khá tốt, các thị trường và công việc mà công ty tư vấn cũng như xúc tiến đưa NLĐ đi đều có mức thu nhập tương đối cao. Như tại thị trường Malaixia; mức lương cơ bản của NLĐ là từ 3-5 triệu

đồng/người/tháng, tùy theo ngành nghề khác nhau; thị trường Đài Loan và Macau có mức thu nhập là 5,5- 7 triệu đồng/người/tháng…trong năm 2008- 2009, do khủng hoảng kinh tế, thu nhập có sụt giảm chút ít, song nhìn chung là mức thu nhập khá cao và có tính ổn định.

Thứ sáu: Về quản lý lao động, Công ty có sự phối hợp với các đơn vị, bộ ngàh có liên quan trong việc quản lý NLĐ của công ty. Hiện tại công ty có chi nhánh tại Singapo có chức năng giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động XKLĐ.

Nguyên nhân của các thành công trên.

Một là: Sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO, sự linh hoạt của chính phủ tạo môi trường kinh doanh thuận lợi đã tác động tốt tới hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là các hoạt động xuất nhập khẩu; XKLĐ..

Hai là: Công ty có tiềm lực tài chính tốt, luôn lành mạnh, có uy tín và năng lực trong việc huy động vốn, tạo điều kiện trong đầu tư, phát triển kinh doanh. Hệ thống quản lý của công ty ngày càng được hoàn thiện, đội ngũ các bộ quản lý có năng lực, trình độ, đoàn kết, gắn bó hiểu nhau và ngày càng được trẻ hóa. Đội ngũ ban điều hành quyết tâm xây dựng phong cách quản trị hiện đại, minh bạch, đồng thời đã xây dựng văn hóa DN trong toàn Hanic.

Ba là: Đảng và nhà nước vẫn có chủ trương thúc đẩy hoạt động XKLĐ, và đã ban hành các văn bản pháp luật để điều chính hoạt động này trong đó có luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài; chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ cho người lao động nói riêng và công ty nói chung trong lĩnh vực XKLĐ. Điều này đã tạo được nguồn cung khá lớn cho công ty trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng của phía chủ sử dụng lao động nước ngoài.

Bốn là: Các cơ quan thuộc quốc hội và Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo, giám sát hoạt động XKLĐ và chuyên gia, đặc biệt là việc thực hiện các hiệp định song phương với các nước về vấn đề XKLĐ. Để khai thác thị trường cho lao động Việt Nam. Trong mấy năm trở lại đây, hoạt động XKLĐ đã nhận dược sự quan tâm của các bộ ngành đại phương. Bản thân các tỉnh thành cũng coi XKLĐ là một trong những biện pháp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo nên đã có các biện pháp và chính sách giúp đỡ DN trong việc tuyển chon lao động.

Năm là: Về công tác thị trường. Nhà nước đã thực hiện các giải pháp nhằm ổn định và thúc đẩy thị trường truyền thống thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về lao động Việt Nam tại một số thị trường, và cũng đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận với nhiều nước để tạo khung pháp lý đưa lao động đi, quản lý và bảo vệ quyền lợi của người lao động tại các nước này. Kết quả là ta đã ký được Thỏa thuận với Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), với Cộng hòa Ca-dắc-xtan, Hiệp

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp hà nội (Trang 44 - 46)