SV: Đỗ Thị Quyên 52 Lớp 42A

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp hà nội (Trang 52 - 54)

Nâng cao chất lượng nguồn lao động về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, nâng cao tinh thần tự giác của NLĐ về ý thức chấp hành pháp luật và các quy định trong công việc.

Đào tạo đội ngũ nhân viên trong công ty, nâng cao trình độ, các kỹ năng đàm phán, thuyết phục trong việc quá trình làm việc với đối tác nước ngoài.

Phối kết hợp với cán bộ địa phương trong khai thác và tuyển chọn NLĐ. Không tuyển lao động qua cò mồi, trung gian. Tránh đẩy chi phí của NLĐ lên cao.

Công ty không nên chỉ đưa lao động phổ thông đi làm việc tại nước ngoài mà phải chú trọng vào các lao động có nghề, có trình độ cao, như vậy thì thu nhập của người lao đông mới cao và công ty cũng thu được các khoản lợi nhuận cao.

Công ty nên tuyển chọn các quân nhân xuất ngũ, bởi họ có ý thức kỷ luật lao động, dễ làm quen với tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật tốt.

Nâng cao công tác định hướng cho người lao động, giúp họ hình dung ra được là sẽ phải làm gì công việc gì và làm như thế nào, trong ứng xử thì phải theo phong tục tập quán tại nơi mình đến làm việc, người Việt Nam có câu “ nhập gia tùy tục”, tức là phải hiểu được văn hóa xã hội của nước bạn, có ý thức chấp hành pháp luật của nước sở tại. Có như vậy thì mình mới có thể giúp đỡ người khác và nhận được sự giúp đỡ của nước bạn.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng khoa học công nghệ, các đòi hỏi ngày càng cao với người lao động. Đi XKLĐ mà nghề không có, ngoại ngữ cũng không rõ thì thật là nguy hiểm. Đào tạo lao động tốt sẽ là đàu tư lâu dài cho tương lai phát triển của lao động và công ty. Công ty có thể liên kết với các trường dậy nghề để đào tạo nguồn lao động phục vụ cho XKLĐ, đặt hàng các trung tâm này đào tạo lao động cho mình để chuẩn bị nguồn cho XKLĐ.

Không tuyển lao động ồ ạt, và kiên quyết không đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài khi chưa được đào tạo. Xây dựng các tiêu chuẩn để tuyển dụng lao động, chú trọng chất lượng.

 Về công tác quản lý lao động:

Đây là công việc hết sức khó khăn, đặc biệt là việc quản lý lao động tại nước ngoài. Công ty cần phải lập một danh sách cụ thể chi tiết về tuổi, giới tính, ngành nghề đang làm, địa chỉ nơi làm việc, địa chỉ gia đình, quê quán…để có thể dễ dàng kiếm soát được người lao động.

Xúc tiến việc thành lập chi nhánh tại Malaixia để nâng cao hiệu lực quản lý NLĐ tại nước này. Phối hợp với chủ sử dụng lao động và các cơ quan hữu quan trong việc quản lý NLĐ, giúp họ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Định kỳ, công ty cần cử cán bộ có năng lực và phẩm chất sang các nước mà công ty có lao động đang làm

việc để nằm bắt tình hình của thị trường, đồng thời kịp thời phát hiện các sự cố để có thể giải quyết, tránh xảy ra các sự việc đáng tiếc.

Trong mỗi một lần đưa người lao động đi từng thị trường, ở từng công việc và ở từng địa điểm, công ty nên cử ra một người làm nhóm trưởng chịu trách nhiệm liên lạc các thành viên của công ty với nhau. Công ty có thể có hỗ trợ nhất định với những người này.

Theo tháng hoặc quý lập báo cáo về tình trạng lao động đang làm việc tại nước ngoài của công ty với Cục quản lý lao động nước ngoài, để kiểm tra, theo dõi công việc của người lao động, không để tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài.

Nếu lao động vi phạm hợp đồng phải về nước, thì kết hợp với các cơ quan để giải quyết. và không cho phép các lao động này tái xuất sang các thị trường khác.

Công ty nên lập một quỹ riêng để hỗ trợ người lao động.

 Về công tác thanh lý hợp đồng:

Công khai, minh bạch hơn trong vấn đề thanh lý hợp đồng cho người lao động. Giúp đỡ họ trong việc hòa nhập với công việc tại quê nhà. Công ty có thể có các liên hệ để giúp NLĐ tìm việc làm…

4.3.2 Một số kiến nghị với nhà nước.

Kiến nghị với nhà nước.

- Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động XKLĐ:

Nhà nước cần rà soát lại các doanh nghiệp có hoạt động XKLĐ, phát hiện kịp thời các DN có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động XKLĐ, xử lý nghiêm các trường hợp này, có thể thi hành các biện pháp mạnh như đình chỉ và thu hồi giấy phép hoạt động XKLĐ. Bên cạnh đó, xem xét kỹ trước khi cấp giấy phép mới cho các DN tham gia XKLĐ.

Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; Rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình thực tế.

Thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về vấn đề XKLĐ để làm hướng đi cho các DN thực hiện mực tiêu của mình.

Nghiên cứu ban hành qui trình thủ tục xuất cảnh riêng cho người XKLĐ sao cho đơn giản, gọn nhẹ và chi phí không quá cao.

- Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động XKLĐ:

Phân định và giao trách nhiệm cho từng Bộ, ngành để quản lý và hỗ trợ hoạt động XKLĐ, quy định chế độ thưởng phạt rõ ràng, minh bạch, quy trách nhiệm tới từng cá nhân khi mà có sự cố xảy ra. Tránh trường hợp đánh đồng như nhau.

Một phần của tài liệu các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần đầu tư tổng hợp hà nội (Trang 52 - 54)