Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá

Một phần của tài liệu BÁO cáo tóm tắt QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN sản XUẤT MUỐI đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 58 - 64)

VII. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU

2. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá

đến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch

2.1. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

a) Giải pháp chung

- Tăng cường đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thông qua các dự án khuyến diêm, dự án giảm nghèo.

- Nhà nước hỗ trợ để đưa nhanh công nghệ trải bạt ô kết tinh vào sản xuất, vừa làm tăng năng suất, chất lượng, thu nhập của diêm dân được tăng lên.

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để chuyển sản xuất muối thủ công sang sản xuất muối sạch kết tinh trên bạt HDPE nhằm nâng cao chất lượng muối.

- Đối với các cơ sở chế biến cần có khoảng cách nhất định với khu vực dân cư, khi đầu tư mới cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải tránh tình trạng thải nước ra môi trường chưa qua xử lý và hệ thống xử lý phải đảm bảo nước thải ra môi trường đạt chuẩn. Các thiết bị cơ khí đảm bảo độ ồn cho phép.

- Khuyến khích áp dụng các công cụ BVMT như sản xuất sạch hơn, khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000 ở các doanh nghiệp.

b) Đối với khu vực sản xuất muối theo công nghệ phơi cát

- Tăng cường đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng các mô hình tổ chức hợp tác sản xuất muối bền vững (trải bạt ô kết tinh, chuyển vị trí chạt lọc), kết hợp chế biến và đa dạng hóa các sản phẩm muối giúp người dân chuyển đổi nhanh phương thức sản xuất muối nhỏ lẻ theo hộ gia đình, năng suất thấp sang sản xuất muối sạch tập trung, có sự hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ muối, có năng suất cao, làm tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

- Dùng vật liệu mới có khả năng truyền, dẫn và hấp thụ nhiệt tốt để làm nền ô kết tinh (Bạt HDPE) nhằm tăng năng suất, sản lượng muối.

- Ứng dụng cơ giới vào những khâu có điều kiện như: vận chuyển muối, bơm cấp nước và thoát nước...

- Tăng cường đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng các mô hình tổ chức hợp tác sản xuất muối bền vững (trải bạt ô kết tinh, phủ bạt che mưa), kết hợp chế biến và đa dạng hóa các sản phẩm muối giúp người dân chuyển đổi nhanh phương thức sản xuất muối nhỏ lẻ theo hộ gia đình, năng suất thấp sang sản xuất muối sạch tập trung, có sự hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ muối, có năng suất cao, làm tăng thu nhập và ổn định cuộc sống.

- Cải tiến và ứng dụng vật liệu mới trong xây dựng ô kết tinh để tăng hiệu suất kết tinh, tạo ra muối sạch nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng muối, đồng thời hạn chế sản xuất muối đen.

- Ứng dụng cơ giới trong một số khâu như: bơm nước bằng động cơ nổ, động cơ điện hoặc sức gió, vận chuyển bằng xe cơ giới.

- Đối với một số địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long, kết hợp sản xuất muối với nuôi trồng thuỷ sản để tận dụng đất và nước mặn ngoài thời vụ làm muối, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.

d) Đối với khu vực sản xuất theo công nghệ phơi nước tập trung (sản xuất công nghiệp)

- Quản lý đầu tư duy tu, cải tạo hạ tầng cơ sở đồng muối như kênh mương dẫn nước, hồ chứa, bờ đáy và thân mương cần được xử lý chống thấm, không để xảy ra hiện tượng thẩm thấu gây nhiễm mặn vào đất sản xuất và nguồn nước ngầm.

- Áp dụng công nghệ phân đoạn kết tinh, kết hợp với phủ bạt che mưa và thực hiện quy trình kết tinh dài ngày để nâng cao hàm lượng NaCl và giảm các tạp chất tan và không tan.

- Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tin học trong việc đo và xử lý số liệu về nồng độ nước biển, bức xạ nhiệt, gió … trong quá trình sản xuất muối. Với công nghệ này sẽ đảm bảo thực hiện một cách chính xác quy trình công nghệ. Phấn đấu đến 2020 tất cả các đồng muối công nghiệp ứng dụng công nghệ này.

- Đầu tư cải tạo nền ô kết tinh tốt để có điều kiện cơ giới hóa đồng bộ khâu thu hoạch muối.

- Thực hiện cơ giới hoá đồng bộ các khâu cung cấp nước biển và thu hoạch muối, gồm: Bơm cung cấp nước biển, nước chạt; Cày xới, thu hoạch, rửa sơ bộ, đánh đống và vận chuyển muối,...

- Ứng dụng nhanh vào sản xuất công nghệ thu gom, vận chuyển, rửa và đánh đống muối tại ruộng bằng phương pháp thủy lực.

e) Đối với đồng muối công nghiệp Quán Thẻ (Ninh Thuận)

- Giảm thiểu tác động của chất thải rắn sinh hoạt: bố trí các sọt rác thu gom rác thải sinh hoạt và hợp đồng đội vệ sinh địa phương định kỳ 3 ngày thu gom tập trung vào bãi rác địa phương.

- Biện pháp thu gom, xử lý nước thải: xây dựng nhà vệ sinh, hầm tự hoại, tất cả lượng nước thải sinh hoạt của công nhân sẽ tập trung vào hệ thống này.

+ Kích thước của các ngăn:

+ Ngăn xử lý: dài 6m x rộng 2m x sâu 2,5m + 2 ngăn thấm rút: dài 2m x rộng 2m x sâu 2,5m + Hố ga: dài 1m x rộng 0,5m x sâu 0,5m

Nước thải sinh hoạt sẽ được dẫn từ hố ga thu nước vào ngăn xử lý, tại đây sẽ được xử lý bằng chế phẩm sinh học có khả năng xử lý nước thải (chế phẩm EM, P.MET) trong vòng 7-10 ngày, sau đó, nước sau xử lý sẽ tràn vào các ngăn thấm của hệ thống và tại đây nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B (k=1,2) sẽ thấm rút xuống đất.

- Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải do quá trình vận chuyển sản phẩm ra vào dự án. Sử dụng xe bồn phu nước vào những ngày nắng, trước khi các xe vận chuyển hoạt động, với tần suất từ 4 – 6 lần/ngày; trang bị bảo hộ lao động

- Giảm thiểu tác động của tiếng ồn: tiếng ồn trong giai đoạn này phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, bốc xúc, máy trộn bê tông. Vì vậy để giảm tiếng ồn cần thực hiện các công việc:

+ Bố trí máy móc thiết bị làm việc ở những khoảng cách thích hợp, không tập trung tiếng ồn trong một khu vực.

+ Lập kế hoạch thi công hợp lý để đạt tiêu chuẩn cho phép; + Thường xuyên kiểm tra, tu sửa máy móc thiết bị theo định kỳ. - Phương án xử lý triệt để tình trạng nhiễm mặn tại dự án:

+ Cần xây dựng ngay hệ thống kênh tiêu lũ và kênh thoát nước thải từ các ruộng muối.

+ Mặt nền các ô chứa nước mặn phải được hoàn thiện để tăng khả năng cách ly, chống thấm, chống rò rỉ nước mặn chưa xử lý triệt để.

2.2. Giải pháp quản lý

Tăng cường công tác quản lý, đầu tư duy tu, cải tạo hạ tầng cơ sở đồng muối như kênh mương dẫn nước, hồ chứa, bờ đáy và thân mương cần được xử lý chống thấm, không để xảy ra hiện tượng thẩm thấu gây nhiễm mặn vào đất sản xuất và nguồn nước ngầm.

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có sản xuất muối tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng và triển khai các dự án đầu tư phát triển sản xuất muối theo quy hoạch. Hướng dẫn các địa phương rà soát, xây dựng quy hoạch phát triển sản xuất muối, phù hợp với quy hoạch chung của toàn quốc

Đề xuất với Chính phủ xây dựng khung chính sách hỗ trợ thiệt hại, mất mùa do thiên tai (mưa trái vụ) cho bà con diêm dân.

2. Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp điều hành nhập khẩu muối theo tình hình thực tế, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ muối sản xuất trong nước.

Bộ Công thương chịu trách nhiệm quy hoạch và chỉ đạo triển khai xây dựng các nhà máy hóa chất có sử dụng nguyên liệu là muối (thạch cao, nước ót) gắn với vùng sản xuất muối tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất muối và đáp ứng nhu cầu sản phẩm cho xã hội. Yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất hạn chế sử dụng muối nhập khẩu, ưu tiên sử dụng muổi trong nước.

Cần phải thắt chặt việc kiểm tra, quản lý, cấp hạn ngạch nhập muối có chất lượng cao cho các doanh nghiệp (các loại muối nhập khẩu chủ yếu là NaCl thô, tinh khiết, dùng trong y tế, thí nghiệm, công nghiệp hóa chất, thực phẩm ...). Do đó cần xây dựng hàng rào kỹ thuật về muối để bảo vệ sản xuất trong nước.

3. Bộ Tài chính xem xét sớm ban hành hướng dẫn áp dụng mức hỗ trợ 100% kinh phí cho diêm dân trong chương trình khuyến diêm theo Quyết định 161/QĐ-TTg ngày 5/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Bố trí đủ nguồn vốn cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đồng muối, xây dựng hệ thống kho dự trữ muối Quốc gia,...

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí cân đối nguồn vốn đầu tư, xây dựng cơ chế chính sách, quản lý thực hiện quy hoạch.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các thủ tục thực hiện vay vốn để phát triển sản xuất, thu mua muối cho diêm dân hàng năm.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có sản xuất muối tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất muối trên địa bàn; chỉ đạo xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất muối; thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án để thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất muối có hiệu quả; có chính sách khuyến khích hỗ trợ thu hút các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực phát triển sản xuất muối và hỗ trợ diêm dân chuyển đổi nghề ở những nơi sản xuất muối không hiệu quả.

2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án

Hầu hết các khu vực sản xuất muối đều được quy hoạch nằm ở ven biển, đây là những khu vực chịu tác động mạnh mẽ từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng nước biển dâng, triều cường,… do đó với tất cả các dự án liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng đồng muối đều phải được đánh giá tác động từ biến đổi khí hậu một cách cẩn trọng. Các dự án xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến muối trong quy hoạch có khả năng gây tác động lớn đến môi trường tự nhiên, xã hội, trong quá trình nghiên cứu ĐTM cần tập trung làm rõ một số tác động môi trường đặc thù và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi. Đối với dự án sản xuất muối và chế biến muối các loại tác động sau cần làm rõ:

- Đối với sản xuất muối: Đánh giá ĐTM cần chú ý tới tác động của khu vực sản xuất muối tới môi trường nước biển ven bờ, môi trường nước ngầm, tác động tới hệ sinh thái ven bờ. Đặc biệt là tác động của các khu vực sản xuất muối công nghiệp tới môi trường đất xung quanh.

- Đối với các nhà máy, cơ sở chế biến muối: Đánh giá ĐTM cần chú trọng tới tác động môi trường về vấn đề ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thải, và các tác động từ môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động và cộng đồng dân cư xung quanh.

- Làm tốt công tác giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sản xuất muối theo quy định của pháp luật, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thay đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm những diện tích trong quy hoạch đã được phê duyệt.

- Với các doanh nghiệp, cá nhân tham gia chế biến muối khi có nhu cầu thuê đất là mặt bằng sản xuất, cơ quan có thẩm quyền xem xét, bố trí hợp lý về vị trí, diện tích sử dụng cho các dự án.

- Đối với các cán bộ làm công tác quản lý cần có kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các lớp đào tạo dài hạn và ngắn hạn, tổ chức các đợt tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài.

- Đối với người sản xuất cần được tham gia các lớp tập huấn phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất mới.

- Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng vùng muối, bao gồm: hệ thống đê biển, cống qua đê, kênh cấp I dẫn nước mặn hoặc đường ống dẫn nước mặn, kênh cấp II và III đưa nước mặn vào đồng muối, đường giao thông…Chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh và có sự tham gia quản lý của cộng đồng diêm dân nơi được thụ hưởng dự án.

- Đầu tư trải bạt ô kết tinh đồng muối thủ công

- Đầu tư phủ bạt che mưa, xử lý thấm, nâng cao thiết bị cơ giới hoá các công đoạn sản xuất chế biến, thu hoạch v.v..

2.5. Các đề xuất kiến nghị về điều chỉnh các CQK khác có liên quan

Xây dựng chương trình quản lý, giám sát, quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường trong quá trình triển khai quy hoạch;

Lồng ghép chương trình quản lý, giám sát chất lượng môi trường vào các chương trình mục tiêu quốc gia, khung biến đổi khí hậu… nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi cho các hệ sinh thái. Để làm tốt việc lồng ghép này phải có cơ chế thu thập thông tin đã có về chất lượng môi trường từ các nguồn khác nhau, về khả năng tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường khu vực.

Các chương trình quản lý môi trường phải được lồng ghép vào quá trình thực hiện quy hoạch. Đặc biệt phải tận dụng được những vấn đề đã được phân tích trong các quy hoạch khác như quy hoạch môi trường, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan, đặc biệt là giữa Sở NN&PTNN – Sở TN&MT ở các tỉnh sản xuất muối.

Trong quá trình thực hiện từng nội dung cụ thể của quy hoạch cần: - Giám sát chặt chẽ các chương trình, kế hoạch lồng ghép môi trường; - Tăng cường công tác xử lý, thu gom chất thải…

Một phần của tài liệu BÁO cáo tóm tắt QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN sản XUẤT MUỐI đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Trang 58 - 64)