II. Quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
4. Cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất muối
Xây dựng các ruộng muối theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, cải tạo các kênh rạch, mương dẫn nước chạt, tiêu thoát nước ruộng muối.
4.1. Cơ sở hạ tầng vùng muối tập trung
4.1.1. Hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho vùng sản xuất muối
* Hệ thống kênh mương: phải đảm bảo cấp nước biển chủ động, thoát nước ngọt nhanh khi trời mưa, đảm bảo nước đưa vào ruộng muối được sạch và có độ mặn cao.
Dự kiến đến năm 2015 hệ thống mương cấp nước làm mới 70 km, nâng cấp 400 km và đến năm 2020 làm mới là 100 km, nâng cấp là 700 km.
Hệ thống mương thoát nước dự kiến đến năm 2015 làm mới 40 km, nâng cấp 200km và đến năm 2020 làm mới 50 km, nâng cấp 400 km tập trung chủ yếu ở các tỉnh tỉnh Hải Phòng Nam Định, Hà Tĩnh, Ninh Thuận và Bình Thuận.
* Hệ thống cống: đặc biệt là cống đầu mối rất quan trọng trong sản xuất muối, đây là bộ phận điều tiết nước cho đồng muối, hệ thống cống phải đảm bảo lấy nước mặn và thoát nước ngọt kịp thời. Yêu cầu của cống lấy nước như sau:
- Đối với cống đầu mối: Dự kiến đến năm 2015 làm mới hệ thống cống đầu mối 35 chiếc, nâng cấp 160 chiếc và đến năm 2020 làm mới 200 chiếc, nâng cấp sửa chữa 360 chiếc, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An và TP. Hồ Chí Minh.
- Đối với cống nội đồng: Dự kiến đến năm 2015 nâng cấp 400 chiếc và đến năm 2020 nâng cấp 650 chiếc, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Định, Bình Định, Phú Yên và Bình Thuận.
4.1.2. Hệ thống điện
Xây dựng đường điện trung thế và các trạm hạ thế để phục vụ cho các trạm bơm và công tác quản lý điều hành. Dự kiến đến năm 2020 xây dựng mới hệ thông đường dây điện với chiều dài 50km chủ yếu ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và thành phố Hồ Chí Minh.
4.1.3. Hệ thống đường giao thông
Dự kiến đến năm 2015 làm mới là 85 km, nâng cấp sửa chữa 550 km và đến năm 2020 làm mới là 150km, nâng cấp 1.100km; tập trung nhiều ở các tỉnh Nam Định, Nghệ An, TP.Hồ Chí minh, Bến Tre…
4.1.4. Hệ thống cấp và xử lý nước cho chế biến muối
Dự kiến đến năm 2015 có trên 30% diện tích sản xuất muối có hệ thống cấp và xử lý nước và đến năm 2020 có trên 70% diện tích sản xuất muối có hệ thống cấp xử lý nước.
4.2. Hệ thống kiểm tra chất lượng muối tiêu chuẩn
Quy hoạch mạng lưới các cơ sở và tổ chức đánh giá, công nhận hệ thống phòng kiểm nghiệm về chất lượng tại các vùng sản xuất muối.
Xây dựng phòng kiểm nghiệm, kiểm chứng cấp quốc gia, khu vực. Kiểm tra, đánh giá công nhận phòng kiểm nghiệm, kiểm chứng cấp quốc gia và quốc tế về chất lượng cho vùng sản xuất muối.
Hướng dẫn xây dựng, giám sát về ATVSTP trong toàn bộ quá trình từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ.
Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất điều kiện đảm bảo chất lượng, ATVS cơ sở sản xuất - kinh doanh và chế biến muối. Xây dựng phương pháp kiểm nghiệm, các phương pháp kiểm tra nhanh tại vùng sản xuất. Tổ chức kiểm tra chứng nhận chất lượng sản phẩm muối trước khi đưa ra tiêu thụ.
4.3. Hệ thống nhà kho, nhà bảo quản muối sau thu hoạch, mạng lưới kho dự trữ lưu thông.
Hệ thống kho được bố trí tại các địa điểm gần nhà máy chế biến muối đảm bảo cung cấp nguyên liệu kịp thời và cất giữ sản phẩm sau chế biến.
- Kho doanh nghiệp: Tổng sức chứa các kho thuộc hệ thống kho doanh nghiệp đảm bảo sức chứa từ 50 - 65% sản lượng muối sản xuất trong nước.
- Kho chứa HTX quản lý: Để hỗ trợ cho các HTX thực hiện chức năng tiêu thụ muối cho diêm dân góp phần điều tiết giá sản phẩm, trong thời gian tới sẽ bố trí mỗi HTX 1 kho chứa muối, Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50 – 70% kinh phí làm mới hoặc nâng cấp kho hiện tại.
- Kho chứa của diêm dân: Tùy theo quy mô diện tích sản xuất mà kích cỡ các kho chứa khác nhau. Việc xây dựng kho của diêm dân ngay tại ruộng muối nên rất thuận tiện cho việc bảo quản và tiêu thụ.