3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển của cây
Chỉ tiêu Công thức
Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày)
Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày)
1 (Đ/C) 153 299
2 148 287
3 151 276
LSD05 2,3 8,5
Cv% 6,7 7,3
Từ bảng kết quả 3.15 chúng ta thấy có sự tương tác giữa mật độ trồng và thời gian sinh trưởng của cây dong riềng. Với các công thức mật độ khác nhau cây dong riềng có thời gian sinh trưởng khác nhau và khác so với công thức đối chứng. Với mật động trồng 4 cây/m2
cây dong riềng sinh trưởng nhanh, phát dục sớm, trung bình sau trồng 148 ngày sẽ ra hoa và 287 ngày có thể thu hoạch. Với mật độ ở công thức đối chứng (3cây/m2) thời gian từ trồng đến ra hoa 153 ngày, thời gian từ trồng đến thu hoạch 299 ngày. Ở công thức 3 (5cây/m2) sau trồng trung bình 151 ngày cây ra hoa và sau 276 ngày có thể cho thu hoạch.
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển của cây dong riềng dong riềng
Các đặc điểm sinh trưởng của cây dong riềng như sức sinh trưởng, độ đồng đều, số lá, chiều dài, chiều rộng lá, tuổi thọ , số thân, đường kính thân và chiều cao cây là những tính trạng quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây dong riềng. Sinh trưởng phát triển của cây dong riềng phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật thâm canh (mật độ, bón phân, tưới nước, mùa vụ...). Trong điều kiện thí nghiệm các yếu tố về giống và điều kiện khác như nhau thì sự sai khác về sinh trưởng
là do sự tác động của mật độ. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mật độ khác nhau đến sinh trưởng của cây dong riềng chúng tôi thu được kết quả thống kê tại bảng 3.16 sau.
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng cây dong riềng
CT Sức Công thức ST Độ đồng đều Lá Thân Cao cây (cm) Số lá Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Số thân ĐK (mm) 1(đ/c) 7 7 10,4 51,3 24,6 11,04 28,5 180,3 2 9 9 10,2 55,6 24,2 10,42 28,4 185,5 3 7 7 10,1 58,5 22,1 9,35 28,8 192,1 LSD05 0,16 2,87 1,03 1,17 0,22 8,6 Cv% 7,3 6,0 6,2 5,5 5,1 7,4
Ghi chú: - Sức sống : Điểm 1 xấu nhất. điểm 9 tốt nhất. - Độ đồng đều: điểm 1 không đều. điểm 9 rất đều.
Chiều cao cây là chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng, phát triển và khả năng chống đổ của cây dong riềng. Chiều cao cây tạo nên cấu trúc quần thể, phản ánh khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời của cây. Theo dõi chiều cao cây trên cùng một nền phân bón và ở các mật độ trồng khác nhau là cơ sở để đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây. Đề tài tiến hành theo dõi chỉ tiêu chiều cao cây của các mật độ trên cùng một nền phân bón, kỹ thuật canh tác.
Từ kết quả bảng 3.16 cho thấy, ở các mật độ trồng khác nhau cây dong riềng sinh trưởng khác nhau. Ở công thức 2 (4 cây/m2
) sức sinh trưởng rất tốt (9 điểm) CT 1 (3 cây/m2
) và CT 3 (5 cây/m2) có sức sinh trưởng đều như nhau, ở mức tốt (7 điểm).
Nghiên cứu thống kê cho thấy giữa mật độ trồng và độ đồng đều của các công thức khác nhau và khác so với công thức đối chứng CT 1. Công
thức 2 ( 4cây/m2) cây sinh trưởng rất đồng đều (9 điểm). Ở công thức 1 (3 cây/m2) và công thức 3 (5 cây/m2) tương đương nhau, cây sinh trưởng đồng đều (7 điểm).
Từ bảng thống kê 3.16 cho thấy không có sự tương tác giữa mật độ và số lá của cây dong riềng. Giống DR1 sử dụng trong thí nghiệm ở các mật độ trồng khác nhau đều có số lá trung bình là 10 lá/cây. Tuy nhiên chỉ số chiều dài lá và chiều rộng lá lại có sự tương tác. Thấp nhất ở công thức 1 (ĐC) chiều dài lá trung bình là 51,3 cm, chiều rộng lá trung bình 24,6 cm. Công thức 2 cây dong riềng có chiều dài lá trung bình 55,6cm và chiều rộng lá 24,2cm. Ở công thức 3 có chiều dài lá dài nhất trung bình 58,5cm nhưng lá hẹp thuôn dài, chiều rộng lá trung bình 22,1 cm.
Bên cạnh các chỉ tiêu về sinh trưởng lá, độ đồng đều chỉ tiêu sinh trưởng thân như chiều cao cây, đường kính thân cây, số thân cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cây dong riềng. Nó phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao, đường kính thân cây thay đổi tùy từng giống, kỹ thuật canh tác, chế độ thâm canh, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, địa hình. Qua thống kê bảng bảng 3.16 ta thấy mật độ gieo trồng ảnh hưởng rất rõ đến số thân, đường kính thân và chiều cao cây dong riềng.
- Về số thân: Mật độ trồng ảnh hưởng đến số thân/khóm của cây dong
riềng. Trồng ở CT1 mật độ 3cây/m2
,cây sinh trưởng đẻ nhánh nhiều, số thân trung bình 11,04 thân/gốc. Khi trồng ở mật độ 4 cây/m2 ở công thức 2 số thân trung bình 10,42 thân/gốc. Ở công thức 3 (5cây/m2 ) số thân trung bình đạt 9,35 thân/gốc. Có thể nói mật độ càng dày thì số thân càng ít và ngược lại mật độ càng thưa thì số thân càng nhiều.
- Về đường kính thân: Thống kê bảng 3.16 cho thấy không có sự tương tác giữa đường kính thân với các mật độ trồng. Trung bình đường kính thân của giống là 28,4 – 28,8 mm.
- Về chiều cao cây: Từ bảng thống kê 3.16 cho thấy giữa chiều cao