Thí nghiệm 3: Nghiên cứu xác định mật độ trồng hợp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dong riềng bền vững tại xã Kim Lư, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 38 - 104)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu xác định mật độ trồng hợp lý

Phương pháp bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên, 3 công thức với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi lần nhắc lại là 30m2

. Tổng diện tích thí nghiệm là 270m2. Địa điểm nghiên cứu, ngày trồng, kỹ thuật bón phân được thực hiện như thí nghiệm 1.

Thí nghiệm được thực hiện trên giống DR 1 là giống đang được áp

dụng sản xuất ở nhiều địa phương.

* Công thức thí nghiệm:

Công thƣ́c thí nghiệm Mật độ trồng (cây/m2

)

CT 1 (đối chứng) 3,0

CT 2 4,0

CT 3 5,0

* Sơ đồ thí nghiệm:

CT 2 CT 1 CT 3

CT 1 CT 3 CT 2

CT 3 CT 2 CT 1

- Xung quanh công thức thí nghiệm có diện tích dải bảo vệ.

Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm: Được thực hiện như thí nghiệm 1.

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê toán học.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu đánh giá một số dòng, giống dong riềng

3.1.1. Thời gian nẩy mầm, độ đồng đều và tỷ lệ nảy mầm của một số dòng, giống dong riềng dòng, giống dong riềng

Trung bình sau trồng từ 20 – 25 ngày cây dong riềng sẽ mọc mầm. Thời gian mọc mầm được tính từ khi trồng đến khi có ít nhất 50% số khóm mọc mầm. Tỷ lệ mọc của cây dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên tổng số cây trồng. Tỷ lệ nảy mầm là cơ sở đầu tiên quyết định, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của quần thể dong riềng cũng như năng suất cây dong riềng. Theo dõi thời gian mọc mầm, độ đồng đều và khả năng nẩy mầm của các giống dong riềng khảo nhiệm chúng tôi thu được kết quả sau.

Bảng 3.1: Tỷ lệ này mầm, thời gian và độ đồng đều của các dòng, giống dong riềng

Dòng, giống dong riềng TL mọc mầm (%) % so với ĐC TG gieo – mọc (ngày) Độ đồng đều (điểm) DR3 97,53 103,18 22 9 21 93,50 98,92 25 7 DR70 94,75 100,24 23 9 49 97,40 103,04 22 9 Địa phương (ĐC) 94,52 100,00 25 5 DR1 95,60 101,14 24 9 DR49 96,25 101,83 23 7 VCIP 98,67 104,39 22 9 VC 99,16 104,90 21 9 LSD05 3,7 Cv% 6,1

Các giống dong riềng trung bình sau trồng từ 21 – 25 ngày sẽ mọc mầm. Thời gian mọc mầm của các giống ở các công thức ít sai khác. Công thức giống VC nhanh nảy mầm nhất (sau trồng 21 ngày). Giống dong riềng VCIP nảy mầm sau trồng 22 ngày. Các giống còn lại trung bình mọc mầm sau trồng từ 23 -24 ngày. Giống 21 và giống địa phương (ĐC) thời gian mọc mầm dài nhất, sau trồng 25 ngày.

Các giống dong riềng sinh trưởng từ mức khá đồng đều đến rất đồng đều (từ 7-9 điểm), riêng có giống đối chứng đạt ở mức trung bình (5 điểm). Do sau thời gian gieo trồng, thời tiết ấm áp thuận lợi nên có tỷ lệ mọc khá cao đều trên 90%. Thấp nhất là giống 21 tỷ lệ mọc mầm 93,5%. Cao nhất là các giống VCIP và VC có tỷ lệ nảy mầm sau khi trồng 98,67% - 99,16%.

3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống dong riềng

Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian được tính từ khi trồng đến khi có 80% số lá trên cây chuyển vàng. Căn cứ thời gian sinh trưởng của các giống dong riềng người ta chia ra làm 3 nhóm.

Nhóm 1. Chín sớm: <8 tháng (240 ngày) Nhóm 2 chín T/B: 8-10 tháng (240-300ngày) Nhóm 3 chín muộn: >10 tháng (> 300 ngày).

Quá trình sinh trưởng phát triển của cây dong riềng được chia làm 2 thời kỳ. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng là thời gian được tính từ khi trồng đến khi cây bắt đầu ra hoa. Đây là giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh về các cơ quan dinh dưỡng như rễ, thân và lá. Thời kỳ sinh thực được tính từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi thu hoạch. Lúc này là sự hình thành và phát triển của các cơ quan sinh sản như hoa và quả.

Theo dõi thời gian sinh trưởng từ khi trồng đến ra hoa và thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch của các dòng giống dong riềng chúng tôi thu được bảng kết quả 3.2 sau.

Bảng 3.2: Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống dong riềng Dòng, giống dong riềng Thời gian từ trồng đến ra hoa (ngày) Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày)

DR3 148 284 21 156 315 DR70 153 305 49 151 293 Địa phương (ĐC) 157 334 DR1 148 286 DR49 156 316 VCIP 144 276 VC 143 274 LSD05 3,06 18,2 Cv % 4,5 3,8

Từ bảng 3.2 ta thấy các giống dong riềng có thời gian sinh trưởng từ khi mọc mầm đến khi ra hoa là khác nhau và khác so với công thức ĐC. Các giống dong riềng VC và VCIP có thời gian sinh trưởng nhanh, sau trồng 143 ngày đến 144 ngày thì ra hoa. Sau trồng 274 – 276 ngày có thể thu hoạch củ.

Các dòng, giống DR3, DR1, 49 sau trồng trung bình 148 – 151 ngày thì ra hoa và sau trồng 284 – 293 sẽ cho thu hoạch. Các dòng, giống còn lại như giống 21, DR70, DR49 trung bình sau trồng 153 – 156 ngày ra hoa và từ 305 – 316 ngày sau trồng sẽ cho thu hoạch củ. Các dòng, giống đưa vào khảo nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với giống ĐC. Chọn tạo được giống dong riềng sinh trưởng nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn rất có ý nghĩa cho sản xuất địa phương.

Giống địa phương (ĐC) đang được trồng và sử dụng có thời gian sinh trưởng dài trung bình sau trồng 334 ngày mới có thể cho thu hoạch củ.

3.1.3. Đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống dong riềng

Sau trồng 20 đến 25 ngày cây dong riềng bắt đầu mọc mầm và sinh trưởng. Từ củ mầm ban đầu mọc lên thân mầm và lá mầm. Thân của cây dong riềng gồm 2 loại là thân khí sinh và thân củ. Thân khí sinh trung bình cao từ 1,2 đến 1,5m, có những giống có thể cao trên 2,5m. Thân cây thường có mầu xanh hoặc xen tím. Thân gồm những lóng kéo dài, giữa các lóng là các đốt. Thân khí sinh được tính từ đốt tiếp phần củ. Giải phẫu thân khí sinh cho thấy bên ngoài thân được cấu tạo bởi lớp biểu bì gồm những tế bào dẹt, dưới biểu bì có những bó cương mô xếp thành những bó tròn có tác dụng chống đỡ cho cây. Tiếp đến là những bó libe và mạch gỗ và trong cùng là nhu mô.

Thân rễ phình to thành củ giống như củ riềng nhưng to hơn và đạt chiều dài có thể đến 60 cm, thân rễ phân thành nhiều nhánh và chứa nhiều tinh bột. Thân rễ nằm trong đất và phát triển thành nhánh. Nhánh có thể phân chia thành các nhánh cấp 1 hay đến cấp 3. Vỏ của thân có thể có màu trắng, vàng kem đến màu tía hồng. Thân rễ gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một lá vảy. Lúc mới ra lá vảy có hình chóp nhọn dần dần to ra và bị rách tiêu dần. Trên mỗi đốt của thân củ có thể có nhiều mầm.

Lá dong riềng gồm phiến lá và cuống lá với bẹ lá ở phía gốc. Lá của cây dong riềng thuôn dài, mặt trên của lá có màu xanh hoặc xanh lục xen tím. Mặt dưới màu xanh hoặc màu tím. Lá dài khoảng 35 – 60 cm và có chiều rộng 22 – 25cm. Mép lá nguyên, xung quanh mép lá có viền một đường mỏng mầu tím đỏ hoặc màu trắng trong. Phiến lá có gân giữa to, gân phụ song song, có màu xanh hoặc tím đỏ, cuống lá dạng bẹ ôm lấy thân có chiều dài khoảng 8 – 15 cm.

Theo dõi các đặc điểm nông sinh học, sinh trưởng của các dòng, giống cây dong riềng chúng tôi thu được bảng kết quả 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3: Đặc điểm nông học của các dòng, giống dong riềng thí nghiệm Dòng, giống dong riềng Sức ST (1-9) Độ đồn g đều (1-9) Thân cây Cao cây (cm) Số lá Dài (cm) Rộng (cm) Số thân /khóm ĐK (mm) DR3 7 5 9,33 48,04 20,04 9,49 24,85 171,67 21 5 5 9,64 46,79 18,57 9,24 26,65 180,20 DR70 5 5 10,56 47,52 19,34 9,78 27,07 182,45 49 7 7 10,78 52,72 23,15 10,05 27,82 184,22 Địa phương (ĐC) 5 5 10,56 44,03 17,38 8,06 23,64 176,00 DR1 7 7 10,22 52,49 23,28 10,44 28,35 184,83 DR49 5 5 10,56 45,55 17,95 9,57 27,72 198,23 VCIP 7 7 10,33 52,91 23,07 10,33 28,85 167,89 VC 7 7 9,33 53,34 24,71 10,21 27,42 170,08 LSD05 1,1 1,91 1,59 0,38 0,69 4,83 Cv% 8,1 4,2 4,4 5,4 3,7 7,1

Ghi chú: - Sức ST : Điểm 1 xấu nhất. điểm 9 tốt nhất. - Độ đồng đều: điểm 1 không đều. điểm 9 rất đều.

Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy các dòng, giống VC, VCIP, DR1, DR3 và 49 có sức sinh trưởng cao (7 điểm). Các dòng, giống dong riềng còn lại như giống dong riềng địa phương, dòng 21, DR70 và DR49 có sức sinh trưởng khá (5 điểm).

Đánh giá độ đồng đều các giống VC; VCIP; DR1; dòng 49 đều (7 điểm) cao hơn đối chứng và các giống còn lại tương đương giống đối chứng (5 điểm). Độ đồng đều ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của các giống dong riềng cũng như năng suất cây dong riềng.

Nghiên cứu về số lá/thân của các dòng, giống dong riềng cho thấy số lá/thân của các giống dong riềng là khác nhau nhưng không đáng kể. Giống DR49; dòng số 49; giống địa phương và giống DR70 có số lá lớn (10,56 –

10,78 lá/thân). Các giống VCIP; giống DR1 có số lá trung bình khoảng 10,22 – 10,33 lá. Các dòng, giống VC, giống 21 và giống DR3 có số lá thấp nhất (9,33 – 9,64 lá/thân).

Từ bảng 3.3 cho thấy kích thước lá của các giống khác nhau là khác nhau. Các giống đều có kích thước lá lớn hơn so với giống đang trồng tại địa phương (ĐC). Giống VC có kích thước lá lớn nhất chiều dài lá 53,34cm chiều rộng lá 24,71 cm. Các giống VCIP, giống DR1 và giống 49 có kích thước lá dài trung bình khoảng 52,49 – 52,91 cm, chiều rộng lá trung bình khoảng 23,07 – 23,28 cm. Các dòng, giống còn lại như giống số 21, DR49, DR70 và giống DR3 có chiều dài lá trung bình từ 45,55 – 48,04 cm, chiều rộng rộng lá trung bình từ 17,95 – 20,04 cm.

Nghiên cứu số thân/khóm của các dòng, giống dong riềng theo kết quả bảng 3.3 cho thấy các dòng, giống dong riềng khác nhau có số thân/khóm khác nhau. Giống VC, giống VCIP, giống số 49 và giống DR1 có số thân trung bình từ 10,05 – 10,44 thân/ khóm. Các giống DR3, DR49, DR70 và giống số 21 có số thân trung bình 9,24 – 9,78 thân/khóm. Giống địa phương (ĐC) có số thân thấp nhất chỉ đạt trung bình 8,06 thân/khóm.

Đường kính thân của cây dong riềng là chỉ tiêu nông học rất quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây dong riềng. Đường kính thân ảnh hưởng đến khảng năng vận chuyển các chất nuôi dưỡng cây cũng như khả năng chống đổ của cây. Từ kết quả bảng 3.3 nghiên cứu đường kính thân cho thấy các dòng, giống đều có đường kính thân lớn hơn so với giống địa phương (23,64mm). Giống VCIP, DR1 có kích thước đường kính thân lớn nhất (28,35 - 28,85 mm). Các giống DR49, giống số 49 và giống VC đều có đường kính thân lớn (27,42 – 27,82 mm).

Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy chiều cao của các dòng, giống dong riềng không sai khác so với công thức trồng giống địa phương. Chiều cao của giống DR49 cao nhất (198,23 cm). Giống VCIP có đặc điểm thấp cây,

chiều cao của giống trung bình chỉ đạt khoảng 167,89 cm. Các giống còn lại có chiều cao trung bình dao động từ 171,67 cm đến 184,83 cm.

3.1.4. Khả năng chống chịu của các dòng, giống dong riềng

Cây dong riềng có đặc tính sinh trưởng phát triển mạnh, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt. Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại phổ biến trên cây dong riềng cho thấy trên cây dong riềng chủ yếu có một số loài rệp muội (Aphid), sâu khoang, nhện đỏ (Red spider mite), bọ nẹt (carterpilar) và bọ cánh cứng (maladera catanea), tuy nhiên khả năng gây hại ở mức độ thấp. Theo dõi khả năng chống đổ, mức độ sâu bệnh hại của các dòng, giống dong riềng chúng tôi thu được bảng kết quả 3.4 sau.

Bảng 3.4: Khả năng chống chịu của các dòng, giống dong riềng

Dòng, giống dong riềng

Tính chống đổ

(1-9) Sâu hại (1-9) Bệnh khô lá (1-9) DR3 3 3 3 21 3 3 3 DR70 3 3 3 49 3 3 3 Địa phương (ĐC) 5 3 5 DR1 3 3 3 DR49 5 3 5 VCIP 3 3 3 VC 3 3 3 Ghi chú: - Tính chống đổ: Điểm1 rất tốt . điểm 9 rất kém - Sâu bệnh hại: Điểm 1 rất nhẹ. điểm 9 rất nặng

Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy 8 dòng, giống đem trồng thí nghiệm thì có 7 giống có tính chống đổ cao hơn giống trồng tại địa phương (đối chứng), giống DR49 tương đương giống địa phương. Cây dong riềng là loài có khả năng chống đổ mức tốt. Bên cạnh đó, khả năng nhiễm các loài sâu hại của các giống đều ở mức nhiễm nhẹ (3 điểm).

Trên cây dong riềng hiện nay bị một số loại bệnh chủ yếu như bệnh thối thân, vàng lá, khô lá, đáng kể nhất là bệnh khô lá. Từ bảng 3.4 đánh

giá mức độ nhiễm bệnh của các giống dong riềng cho thấy khả năng nhiễm bệnh của các giống với bệnh khô lá ở mức nhiễm nhẹ (3 điểm). Tuy chỉ có giống DR49 và giống được trồng ở địa phương có tỷ lệ nhiễm ở mức trung bình (5 điểm).

3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống dong riềng dong riềng

Cây dong riềng cho thu hoạch sản phẩm chính là củ, bên cạnh đó có thể tận dụng thân lá làm thức ăn cho chăn nuôi. Củ dong riềng được phát triển từ thân củ, thân rễ phình to hình thành củ. Năng suất của dong riềng rất cao, nếu trồng nơi đất tốt, thâm canh có thể thu được 15 – 20 kg củ/khóm. Trồng trên diện tích lớn năng suất thực thu của dong riềng có thể đạt 45 – 60 tấn/ha.

Theo dõi các chỉ tiêu cấu thành đến năng suất cũng như năng suất của các dòng, giống dong riềng chúng tôi thu được bảng kết quả 3.5 dưới đây.

Bảng 3.5: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống dong riềng thí nghiệm

Dòng, giống dong riềng Khối Lƣợng củ/ gốc(g) Khối lƣợng thân lá(tấn/ha) NS củ (tấn/ha) % so đối chứng DR3 1945 49,15 52,0 162,09 21 1802 46,11 43,00 134,04 DR70 1748 35,68 40,42 126,00 49 2115 50,45 56,88 177,31 Địa phương (ĐC) 1422 27,39 32,08 100,00 DR1 2133 48,11 56,67 176,65 DR49 1763 31,17 40,33 125,72 V-CIP 2187 43,84 57,66 179,74 VC 2264 45,89 59,22 184,60 LSD05 40,2 3,3 1,7 Cv% 8,8 4,6 6,1

Hình 3.1: Biểu đồ năng suất củ của các giống

Khối lượng củ là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây dong riềng. Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy các giống dong riềng khác nhau sinh trưởng khác nhau nên có khối lượng củ/gốc khác nhau. Giống VC có khối lượng củ lớn nhất đạt trung bình 2264 g. Các giống VCIP, giống số 49 và giống DR1 có khối lượng củ khá lớn (trung bình khoảng 2115 - 2187g/gốc). Giống DR49, DR 70, DR3 và giống số 21 có khối lượng củ trung bình (từ 1748 – 1945g/gốc). Thấp nhất là giống đối chứng khối lượng củ/gốc thấp chỉ khoảng 1422g/gốc.

Nghiên cứu năng suất của các dòng, giống dong riềng từ bảng 3.5 cho thấy các giống VC, VCIP, DR1, DR3, 21 và giống 49 là các giống có triển vọng, sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất cao (56,67 tấn/ha – 59,22 tấn/ha). Các giống khác DR3, DR49, DR70 và giống số 21 cho năng suất trung bình khoảng (40,33 – 52 tấn/ha). Giống địa phương đang sử dụng làm ĐC cho năng suất thấp nhất chỉ đạt 32,08 tấn củ tươi/ha.

BIỂU ĐỒ NẰNG SUẤT CỦ CỦA CÁC GIỐNG

0 10 20 30 40 50 60 70 1 Giống N ăn g s u ất ( T ấn /ha ) DR3 21 DR70 49 Địa phương (ĐC) DR1 DR49 V-CIP VC

Ngoài sử dụng củ dong riềng, cây dong riềng còn có thể tận dụng thân lá làm thức ăn cho gia súc. Sau trồng khoảng 2 – 3 tháng cây mọc tốt có thể cắt đi một lứa cách mặt đất 10 – 20cm, sau đó trước khi thu hoạch củ lại cắt lứa thứ 2. Theo dõi năng suất thân lá của các dòng, giống dong riềng ở bảng 3.5 chúng ta thấy các giống dong riềng có năng suất khối lượng thân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dong riềng bền vững tại xã Kim Lư, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 38 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)