Đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống dong riềng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dong riềng bền vững tại xã Kim Lư, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 42 - 45)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.3. Đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống dong riềng

Sau trồng 20 đến 25 ngày cây dong riềng bắt đầu mọc mầm và sinh trưởng. Từ củ mầm ban đầu mọc lên thân mầm và lá mầm. Thân của cây dong riềng gồm 2 loại là thân khí sinh và thân củ. Thân khí sinh trung bình cao từ 1,2 đến 1,5m, có những giống có thể cao trên 2,5m. Thân cây thường có mầu xanh hoặc xen tím. Thân gồm những lóng kéo dài, giữa các lóng là các đốt. Thân khí sinh được tính từ đốt tiếp phần củ. Giải phẫu thân khí sinh cho thấy bên ngoài thân được cấu tạo bởi lớp biểu bì gồm những tế bào dẹt, dưới biểu bì có những bó cương mô xếp thành những bó tròn có tác dụng chống đỡ cho cây. Tiếp đến là những bó libe và mạch gỗ và trong cùng là nhu mô.

Thân rễ phình to thành củ giống như củ riềng nhưng to hơn và đạt chiều dài có thể đến 60 cm, thân rễ phân thành nhiều nhánh và chứa nhiều tinh bột. Thân rễ nằm trong đất và phát triển thành nhánh. Nhánh có thể phân chia thành các nhánh cấp 1 hay đến cấp 3. Vỏ của thân có thể có màu trắng, vàng kem đến màu tía hồng. Thân rễ gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một lá vảy. Lúc mới ra lá vảy có hình chóp nhọn dần dần to ra và bị rách tiêu dần. Trên mỗi đốt của thân củ có thể có nhiều mầm.

Lá dong riềng gồm phiến lá và cuống lá với bẹ lá ở phía gốc. Lá của cây dong riềng thuôn dài, mặt trên của lá có màu xanh hoặc xanh lục xen tím. Mặt dưới màu xanh hoặc màu tím. Lá dài khoảng 35 – 60 cm và có chiều rộng 22 – 25cm. Mép lá nguyên, xung quanh mép lá có viền một đường mỏng mầu tím đỏ hoặc màu trắng trong. Phiến lá có gân giữa to, gân phụ song song, có màu xanh hoặc tím đỏ, cuống lá dạng bẹ ôm lấy thân có chiều dài khoảng 8 – 15 cm.

Theo dõi các đặc điểm nông sinh học, sinh trưởng của các dòng, giống cây dong riềng chúng tôi thu được bảng kết quả 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3: Đặc điểm nông học của các dòng, giống dong riềng thí nghiệm Dòng, giống dong riềng Sức ST (1-9) Độ đồn g đều (1-9) Thân cây Cao cây (cm) Số lá Dài (cm) Rộng (cm) Số thân /khóm ĐK (mm) DR3 7 5 9,33 48,04 20,04 9,49 24,85 171,67 21 5 5 9,64 46,79 18,57 9,24 26,65 180,20 DR70 5 5 10,56 47,52 19,34 9,78 27,07 182,45 49 7 7 10,78 52,72 23,15 10,05 27,82 184,22 Địa phương (ĐC) 5 5 10,56 44,03 17,38 8,06 23,64 176,00 DR1 7 7 10,22 52,49 23,28 10,44 28,35 184,83 DR49 5 5 10,56 45,55 17,95 9,57 27,72 198,23 VCIP 7 7 10,33 52,91 23,07 10,33 28,85 167,89 VC 7 7 9,33 53,34 24,71 10,21 27,42 170,08 LSD05 1,1 1,91 1,59 0,38 0,69 4,83 Cv% 8,1 4,2 4,4 5,4 3,7 7,1

Ghi chú: - Sức ST : Điểm 1 xấu nhất. điểm 9 tốt nhất. - Độ đồng đều: điểm 1 không đều. điểm 9 rất đều.

Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy các dòng, giống VC, VCIP, DR1, DR3 và 49 có sức sinh trưởng cao (7 điểm). Các dòng, giống dong riềng còn lại như giống dong riềng địa phương, dòng 21, DR70 và DR49 có sức sinh trưởng khá (5 điểm).

Đánh giá độ đồng đều các giống VC; VCIP; DR1; dòng 49 đều (7 điểm) cao hơn đối chứng và các giống còn lại tương đương giống đối chứng (5 điểm). Độ đồng đều ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của các giống dong riềng cũng như năng suất cây dong riềng.

Nghiên cứu về số lá/thân của các dòng, giống dong riềng cho thấy số lá/thân của các giống dong riềng là khác nhau nhưng không đáng kể. Giống DR49; dòng số 49; giống địa phương và giống DR70 có số lá lớn (10,56 –

10,78 lá/thân). Các giống VCIP; giống DR1 có số lá trung bình khoảng 10,22 – 10,33 lá. Các dòng, giống VC, giống 21 và giống DR3 có số lá thấp nhất (9,33 – 9,64 lá/thân).

Từ bảng 3.3 cho thấy kích thước lá của các giống khác nhau là khác nhau. Các giống đều có kích thước lá lớn hơn so với giống đang trồng tại địa phương (ĐC). Giống VC có kích thước lá lớn nhất chiều dài lá 53,34cm chiều rộng lá 24,71 cm. Các giống VCIP, giống DR1 và giống 49 có kích thước lá dài trung bình khoảng 52,49 – 52,91 cm, chiều rộng lá trung bình khoảng 23,07 – 23,28 cm. Các dòng, giống còn lại như giống số 21, DR49, DR70 và giống DR3 có chiều dài lá trung bình từ 45,55 – 48,04 cm, chiều rộng rộng lá trung bình từ 17,95 – 20,04 cm.

Nghiên cứu số thân/khóm của các dòng, giống dong riềng theo kết quả bảng 3.3 cho thấy các dòng, giống dong riềng khác nhau có số thân/khóm khác nhau. Giống VC, giống VCIP, giống số 49 và giống DR1 có số thân trung bình từ 10,05 – 10,44 thân/ khóm. Các giống DR3, DR49, DR70 và giống số 21 có số thân trung bình 9,24 – 9,78 thân/khóm. Giống địa phương (ĐC) có số thân thấp nhất chỉ đạt trung bình 8,06 thân/khóm.

Đường kính thân của cây dong riềng là chỉ tiêu nông học rất quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây dong riềng. Đường kính thân ảnh hưởng đến khảng năng vận chuyển các chất nuôi dưỡng cây cũng như khả năng chống đổ của cây. Từ kết quả bảng 3.3 nghiên cứu đường kính thân cho thấy các dòng, giống đều có đường kính thân lớn hơn so với giống địa phương (23,64mm). Giống VCIP, DR1 có kích thước đường kính thân lớn nhất (28,35 - 28,85 mm). Các giống DR49, giống số 49 và giống VC đều có đường kính thân lớn (27,42 – 27,82 mm).

Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy chiều cao của các dòng, giống dong riềng không sai khác so với công thức trồng giống địa phương. Chiều cao của giống DR49 cao nhất (198,23 cm). Giống VCIP có đặc điểm thấp cây,

chiều cao của giống trung bình chỉ đạt khoảng 167,89 cm. Các giống còn lại có chiều cao trung bình dao động từ 171,67 cm đến 184,83 cm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dong riềng bền vững tại xã Kim Lư, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)