Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dong riềng bền vững tại xã Kim Lư, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 30 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn có diện tích 4.859,4 km², là tỉnh có trên 90% diện tích đất đồi núi, địa hình bị sông suối chia cắt khá phức tạp, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 500 đến 600 m, điểm cao nhất là dãy núi Nam Hoa Sơn (1.640 m) và điểm thấp nhất là xã Quảng Chu - huyện Chợ Mới (40 m).

Bắc Kạn Là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển. Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông - lâm nghiệp chiếm 42%; khu vực công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 14,2%; khu vực dịch vụ chiếm 43,8%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14,6 triệu đồng/năm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 37.798 ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 7,76% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người của tỉnh đạt 1.259 m2/người, cao hơn của cả nước (1.150 m2/người).

Bắc Kạn có 333.058 ha đất lâm nghiệp, chiếm 68,41% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất lâm nghiệp là 1,11 ha/người cao hơn mức bình quân chung của cả nước (0,15 ha/người).

Theo nguồn gốc phát sinh có thể phân đất của tỉnh thành 4 nhóm chính với 21 loại đất, được xuất phát từ 2 nguồn gốc: Đất địa thành và đất thủy thành, địa hình khá phức tạp và khá đặc biệt, độ cao, độ dốc lớn, lại là đầu nguồn.

Việc khai thác chặt phá rừng, khai thác khoáng sản bừa bãi, do một bộ phận dân cư sống du canh, du cư. Thảm thực vật bị phá huỷ kéo dài để lại hơn 8,7 vạn ha đất đồi núi đất không có rừng cây ở các huyện Ngân Sơn, Pác Nặm, Ba Bể, Na Rì, Bạch Thông… Đất bị thoái hoá, xói mòn, nghèo dinh dưỡng, khô cằn không dễ khắc phục trong một thời gian ngắn. Khai thác không theo quy hoạch các nguồn tài nguyên đã làm giảm diện tích đất

có rừng, tăng diện tích đất bị bỏ hoang hoá.

* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Kim Lư

Xã Kim Lư là một xã Nằm ở phía Đông Bắc Huyện Na Rì phía tây giáp Thị trấn Yến Lạc, phía Nam giáp Cư Lễ, phía Đông Giáp xã Vĩnh Yên, huyện Bình Gia và xã Tân Yên, huyện Trành Định tỉnh Lạng Sơn.

Tổng số nhân khẩu: 2.479 khẩu; có 568 hộ; gồm có 5 dân tộc Nùng, Tày, Dao, Kinh, H Mông. Tỷ lệ hộ nghèo hiện còn: 28,7%. Bình quân lương thực: 1060 kg/người/ năm. Thu nhập bình quân: 7.000.000/ người/ năm.

Điều kiện khí hậu: Độ ẩm trung bình từ 70 - 80% khí hậu phân rõ 4 mùa Xuân, hạ, thu, Đông; lựơng mưa trung bình hàng năm 2000 - 2500 ml/năm.

Tổng diện tích: 558,43ha. Đất sản xuất nông nghiệp: 701 ha. Đất trồng cây hàng năm: 680,68 ha. Trong đó: Lúa 1 vụ: 210 ha; Lúa 2 vụ: 99,4ha; Đất trồng cây hàng năm khác: 371.7 ha. Đất Lâm nghiệp: 4.363,3 ha: trong đó: Đất rừng sản xuất: 2.071 ha; Đất rừng phòng hộ: 2.292,3 ha. Diên tích cây dong riềng 127 ha trong đó riêng năm 2012 trồng mới thêm 56 ha. Năng suất đạt từ 40->45 tấn /ha.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dong riềng bền vững tại xã Kim Lư, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 30 - 32)