Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống đổ và sâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dong riềng bền vững tại xã Kim Lư, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 55 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống đổ và sâu

bệnh của cây dong riềng

Giống DR1 được sử dụng làm thí nghiệm là giống sinh trưởng phát triển tốt, chống đổ tốt, ít bị sâu bệnh phá hại, là giống đang được đưa vào sản xuất ở nhiều địa phương. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân khác nhau đến khả năng chống đổ và mức độ sâu bệnh hại chúng tôi thu được bảng kết quả 3.10 sau.

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mức bón phân đến khả năng chống đổ và sâu bệnh của cây dong riềng ở các công thức trong thí nghiệm

Công thức Tính chống đổ (1-9) Sâu hại (1-9) Bệnh hại (1-9)

1(đ/c) 3 3 3 2 3 1 3 3 1 1 3 4 5 3 5 Ghi chú: - Tính chống đổ: Điểm1 rất tốt . điểm 9 rất kém - Sâu bệnh hại: Điểm 1 rất nhẹ. điểm 9 rất nặng

Từ kết quả thống kê bảng 3.10 cho thấy CT 3 cây ít đổ gãy nhất, khả năng chống đổ của cây là rất tốt. Ở CT1 và CT2 khả năng chống đổ của cây

là tốt. Ở công thức 4 khả năng chống đổ của cây dong riềng là trung bình, cây hay bị gãy đổ sau các trận gió bão, đặc biệt vào các tháng 6 – 8. Nguyên nhân là do cây hút thừa đạm, cây cao lốp, thân yếu mêm, khả năng chống đổ kém.

Tình hình sâu bệnh hại ở các công thức từ bảng 3.10 cho kết quả công thức 2 và công thức 3 tỷ lệ sâu hại không đáng kể chỉ ở mức rất ít (1 điểm), cây dong khỏe mạnh, khả năng chống chịu bệnh tốt. Ở công thức 1 (ĐC) cây dong riềng sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh hại (3 điểm). Chỉ ở CT 4 tỷ lệ sâu phá hại ít (3 điểm) tuy nhiên do cây hay gãy đổ nên thường xuyên suất hiện bệnh hại như thối thân và vàng cháy lá, mức độ hại trung bình (5 điểm).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dong riềng bền vững tại xã Kim Lư, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)