3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây
Chỉ tiêu Công thức
Thời gian từ trồng đến ra
hoa (ngày)
Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày) 1 (ĐC) 150 287 2 149 280 3 147 276 4 161 299 LSD05 2,3 5,09 Cv% 7,4 4,4
Từ bảng kết quả 3.8 chúng ta thấy với các mức bón phân khác nhau cây dong riềng có thời gian sinh trưởng khác nhau. Với lượng phân theo canh tác truyền thống của người dân (ĐC) trung bình sau 150 ngày cây dong riềng sẽ ra hoa và có thể thu hoạch được sau khoảng 287 ngày. Khi tăng lượng phân bón lên 10 tấn phân chuồng + 100N hoặc 200N + 100 P205
+ 200 K20 cho 1 ha cây sinh trưởng nhanh, thể hiện ở công thức 2 và công thức 3, thời gian từ khi trồng đến ra hoa trung bình 147 - 149 ngày, sau trồng 276 - 280 ngày cây có thể cho thu hoạch (sớm hơn giống đối chứng). Ở công thức 4 khi bón tăng lượng N lên 300N/ha ta thấy cây dong riềng có thời gian sinh trưởng dài hơn, sau trung bình 161 ngày sẽ ra hoa và sau 299 ngày mới có thể cho thu hoạch củ.
Như vậy bón 10 tấn phân chuồng + 100N (hoặc 200N) + 100 P205 + 200 K20 cho 1 ha thì cây sinh trưởng nhanh.
3.2.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây dong riềng cây dong riềng
Quan hệ giữa các nguyên tố khoáng với cây trồng là quan hệ mật thiết. Các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của cây trồng. Các nguyên tố khoáng là cơ sở để cấu tạo nên ATP, Nucleotit, protein, tế bào thực vật. Nếu được đáp ứng đầy đủ nhu cầu phân khoáng
của mình thì cây trồng sẽ sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu thiếu hay thừa thì ảnh hưởng lớn đến đời sống cây trồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Như thiếu N cây thường còi cọc, vàng lá, mô thực vật kém phát triển nhưng thừa N thì cây thường tăng trưởng quá cỡ, thân cây hay lốp đổ…
Chính vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân đến đời sống cây dong riềng cũng như tìm ra mức bón phân cân đối hợp lý cho cây dong riềng là việc làm quan trọng.
Các chỉ tiêu ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng của cây dong riềng được trình bày qua bảng 3.9.
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các mức bón phân đến sinh trưởng của cây dong riềng trong các công thức thí nghiệm
CT Sức Công thức
ST
Độ đồng
đều
Lá Thân Cao cây
(cm) Số lá Dài lá (cm) Rộng lá (cm) Số thân ĐK (mm) 1 (ĐC) 7 7 10,17 51,2 22,4 10,04 28,35 182,4 2 9 9 10,20 55,7 22,8 10,82 28,84 185,7 3 9 9 10,25 58,5 24,2 11,48 29,08 190,2 4 9 5 10,22 58,9 24,7 14,27 26,4 210,6 LSD05 0,12 2,75 0,67 1,23 0,5 5,9 Cv% 5,6 8,7 11,0 5,3 6,2 5,4
Ghi chú: - Sức sống : Điểm 1 xấu nhất. điểm 9 tốt nhất. - Độ đồng đều: điểm 1 không đều. điểm 9 rất đều.
Từ kết quả bảng 3.9 cho thấy, ở các mức bón phân khác nhau cây dong riềng có sức sinh trưởng tốt hơn so với công thức đối chứng(CT1). Khi sử dụng bón thêm 10 tấn phân chuồng/ha và tăng thêm lượng N - P – K cây sinh trưởng khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, phát triển tốt tuy nhiên độ đồng đều của các mức bón phân lại khác nhau.
Ở CT 1 độ đồng đều của cây ở mức đều (7 điểm), ở công thức 4 độ đồng đều ở mức trung bình, nhiều thân con, thân nhánh (5 điểm). Mức độ đồng đều cao nhất ở công thức 2 và công thức 3 (9 điểm), ở 2 công thức này cây dong riềng sinh trưởng rất đồng đều.
Lá là cơ quan quang hợp của cây, các đặc trưng của lá như số lá, góc lá, thế lá, chỉ số diện tích lá có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây trồng. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá và kích thước lá cho thấy. Với các mức bón phân khác nhau không làm ảnh hưởng đến số lá của cây, số lá của cây trung bình là 10 lá/thân. Điều này chứng tỏ chỉ số số lá không phụ thuộc vào phân bón mà đặc trưng bởi giống. Tuy nhiên với mức bón phân khác nhau cho kích thước lá khác nhau. Với mức phân bón ở CT4 (10 tấn phân chuồng + 300N + 100 P205 + 200 K20) lá cây dong riềng có kích thước lớn nhất, chiều dài trung bình 58,9 cm, chiều rộng trung bình đạt 24,7cm. Với mức bón ở công thức 3 (10 tấn phân chuống + 200 N + 100 P205 + 200 K20) cây dong riềng sinh trưởng phát triển tốt, chiều dài lá trung bình 58,5 cm, chiều rộng lá trung bình đạt 24,2cm. Với mức bón ở công thức 2 (10 tấn phân chuống + 100 N + 100 P205 + 200 K20) chiều dài lá của cây dong riềng trung bình 55,7cm, chiều rộng lá trung bình 22,8cm. Thấp nhất là công thức đối chứng. Chiều dài lá chỉ đạt 51,2cm, chiều rộng lá 22,4 cm.
Bên cạnh các chỉ tiêu về sinh trưởng lá, độ đồng đều chỉ tiêu sinh trưởng thân như chiều cao cây, đường kính thân cây, số thân cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cây dong riềng. Nó phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao, đường kính thân cây thay đổi tùy từng giống, kỹ thuật canh tác, chế độ thâm canh, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, địa hình.. Qua bảng bảng 3.9 ta thấy các mức bón phân ảnh hưởng rất rõ đến đường kính thân và chiều cao cây dong riềng. Với lượng bón phân ở CT1 (ĐC) cây sinh trưởng trung bình (chiều cao cây trung bình 182,4 cm, đường kính thân 28,35mm). Cao nhất là ở CT4, chiều cao cây trung bình 210,6cm, đường kính thân 26,4mm, nguyên nhân là ở
công thức 4 trong một búi dong riềng có nhiều thân con, thân nhỏ. Các mức bón ở công thức 2 và CT3 cây có chiều cao từ 185,7 – 190,2 cm, đường kính thân trung bình 28,84 – 29,08 mm.
Từ kết quả phân tích thống kê bảng 3.9 cho thấy các công thức bón phân khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến số thân/khóm. Có sự tương tác giữa lượng phân bón đến số thân/khóm của cây dong riềng. Thấp nhất là ở CT1(ĐC), số thân trung bình 10,04 thân/khóm. Ở CT 2 và CT3 số thân trung bình lần lượt là 10,82 và 11,48. Đặc biệt khi bón 300N ở CT4 thì cây dong riềng đẻ nhiều thân, thời gian sinh trưởng thân lá kéo dài, số thân trung bình 14,27 thân/khóm; Tuy nhiên ở CT4 trong một búi dong riềng xuất hiện nhiều thân nhánh nhỏ, thân nhánh con.