Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dong riềng bền vững tại xã Kim Lư, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 46 - 104)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống

bệnh của các giống với bệnh khô lá ở mức nhiễm nhẹ (3 điểm). Tuy chỉ có giống DR49 và giống được trồng ở địa phương có tỷ lệ nhiễm ở mức trung bình (5 điểm).

3.1.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống dong riềng dong riềng

Cây dong riềng cho thu hoạch sản phẩm chính là củ, bên cạnh đó có thể tận dụng thân lá làm thức ăn cho chăn nuôi. Củ dong riềng được phát triển từ thân củ, thân rễ phình to hình thành củ. Năng suất của dong riềng rất cao, nếu trồng nơi đất tốt, thâm canh có thể thu được 15 – 20 kg củ/khóm. Trồng trên diện tích lớn năng suất thực thu của dong riềng có thể đạt 45 – 60 tấn/ha.

Theo dõi các chỉ tiêu cấu thành đến năng suất cũng như năng suất của các dòng, giống dong riềng chúng tôi thu được bảng kết quả 3.5 dưới đây.

Bảng 3.5: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống dong riềng thí nghiệm

Dòng, giống dong riềng Khối Lƣợng củ/ gốc(g) Khối lƣợng thân lá(tấn/ha) NS củ (tấn/ha) % so đối chứng DR3 1945 49,15 52,0 162,09 21 1802 46,11 43,00 134,04 DR70 1748 35,68 40,42 126,00 49 2115 50,45 56,88 177,31 Địa phương (ĐC) 1422 27,39 32,08 100,00 DR1 2133 48,11 56,67 176,65 DR49 1763 31,17 40,33 125,72 V-CIP 2187 43,84 57,66 179,74 VC 2264 45,89 59,22 184,60 LSD05 40,2 3,3 1,7 Cv% 8,8 4,6 6,1

Hình 3.1: Biểu đồ năng suất củ của các giống

Khối lượng củ là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây dong riềng. Từ kết quả bảng 3.5 cho thấy các giống dong riềng khác nhau sinh trưởng khác nhau nên có khối lượng củ/gốc khác nhau. Giống VC có khối lượng củ lớn nhất đạt trung bình 2264 g. Các giống VCIP, giống số 49 và giống DR1 có khối lượng củ khá lớn (trung bình khoảng 2115 - 2187g/gốc). Giống DR49, DR 70, DR3 và giống số 21 có khối lượng củ trung bình (từ 1748 – 1945g/gốc). Thấp nhất là giống đối chứng khối lượng củ/gốc thấp chỉ khoảng 1422g/gốc.

Nghiên cứu năng suất của các dòng, giống dong riềng từ bảng 3.5 cho thấy các giống VC, VCIP, DR1, DR3, 21 và giống 49 là các giống có triển vọng, sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất cao (56,67 tấn/ha – 59,22 tấn/ha). Các giống khác DR3, DR49, DR70 và giống số 21 cho năng suất trung bình khoảng (40,33 – 52 tấn/ha). Giống địa phương đang sử dụng làm ĐC cho năng suất thấp nhất chỉ đạt 32,08 tấn củ tươi/ha.

BIỂU ĐỒ NẰNG SUẤT CỦ CỦA CÁC GIỐNG

0 10 20 30 40 50 60 70 1 Giống N ăn g s u ất ( T ấn /ha ) DR3 21 DR70 49 Địa phương (ĐC) DR1 DR49 V-CIP VC

Ngoài sử dụng củ dong riềng, cây dong riềng còn có thể tận dụng thân lá làm thức ăn cho gia súc. Sau trồng khoảng 2 – 3 tháng cây mọc tốt có thể cắt đi một lứa cách mặt đất 10 – 20cm, sau đó trước khi thu hoạch củ lại cắt lứa thứ 2. Theo dõi năng suất thân lá của các dòng, giống dong riềng ở bảng 3.5 chúng ta thấy các giống dong riềng có năng suất khối lượng thân lá khác nhau. Các giống DR3, giống số 49 và DR1 cho khối lượng thân lá lớn (48,11 – 50,45 tấn/ha). Giống địa phương đang sử dụng làm đối chứng cho khối lượng thân lá thấp trung bình khoảng 27.39 tấn/ha.

3.1.6. Năng suất và chỉ tiêu chất lượng của các dòng, giống dong riềng

Sản phẩm chính của dong riềng là củ, từ củ dong riềng có thể sử dụng tươi (luộc ăn) hoặc chế biến thành tinh bột. Từ tinh bột dong riềng có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như làm thức ăn, làm miến, làm bánh hay sử dụng trong công nghiệp rượu bia. Bã dong riềng có thể ủ làm thức ăn, làm phân bón hoặc đem phơi khô làm thức ăn dự trữ cho gia súc.

Trong củ tươi cây dong riềng thì nước chiếm khoảng 72%. Hydrat cacbon chiếm 24,2% (trong đó tinh bột chiếm 70,9%). Củ dong riềng chứa 0,9-1% protein, 0,3% chất béo và 1,3% xơ thô. Theo Nguyễn Đăng Khôi (1985), một tấn dong riềng có thể chế biến được 150 – 160 kg bột. Bột dong riềng tuy ít protein hơn gạo nhưng có nhiều lipit và các hydrat cacbon hơn. Nếu bảo quản tốt có thể giữa được lâu năm.

Phân tích thành phần tỷ lệ tinh bột, hàm lượng amiloza, năng suất tinh bột của các dòng, giống dong riềng chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.6 sau đây.

Bảng 3.6: Năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng của các dòng, giống dong riềng triển vọng

Dòng, giống dong riềng NS củ tấn/ha Tỷ lệ tinh bột ẩm (%) Tỷ lệ tinh bột khô (%) Hàm lƣợng Amiloza (%chấtkhô) NS tinh bột ẩm (tấn/ha) NS tinh bột khô (tấn/ha) DR3 52,0 22,1 14,2 51,8 11,49 7,38 21 43,00 20,5 14,2 51,1 11,25 7,48 DR70 40,42 20,5 14,1 51,0 10,73 7,16 49 56,88 23,1 15,2 50,3 13,14 8,65 Địa phương (ĐC) 32,08 25,62 17,1 49,4 7,60 5,07 DR 1 56,67 23,4 15,4 52,3 13,26 8,73 DR49 40,33 20,8 14,9 52,0 8,39 6,01 V-CIP 57,66 22,3 15,3 53,1 12,86 8,82 VC 59,22 23,3 15,1 53,6 13,85 8,94 Cv% 0,48 0,26 0,79 0,36 0,32 LSD05 5,7 7,6 8,6 6,3 5,1

Hình 3.2: Biểu đồ năng suất tinh bột

Từ kết quả bảng 3.6 ta thấy các dòng, giống dong riềng khác nhau có tỷ lệ tinh bột khác nhau. Giống dong riềng địa phương có tỷ lệ tinh bột cao

BIỂU ĐỒ NĂNG SUẤT TINH BỘT

0 2 4 6 8 10 12 14 16 1 2 Giống N ăn g s uất (T ấn /h a) DR3 21 DR70 49 Địa phương (ĐC) DR 1 DR49 V-CIP VC

nhất (tỷ lệ tinh bột ẩm 25,62%, tỷ lệ tinh bột khô 17,1%). Các giống VC, VCIP, DR1 và giống số 49 có tỷ lệ tinh bột ẩm khá cao 22,3% - 23,4%, tỷ lệ tinh bột khô từ 15,1 – 15,4%. Các giống còn lại như DR3, DR49, DR70 và giống 21 có tỷ lệ tinh bột ẩm 20,5 – 22,1%, tỷ lệ tinh bột khô trung bình 14,1 – 14,9%.

Hàm lượng Amiloza của các giống cũng khác nhau. Các giống đem trồng khảo nghiệm đều cao hơn so với giống địa phương (49,4%). Cao nhất là giống VC 53,6%. Giống VCIP là 53,1%. Các giống còn lại trung bình từ 50,3 – 52%.

Từ kết quả bảng 3.6 ta thấy các giống dong riềng thí nghiệm cho năng suất tinh bột lớn hơn giống địa phương (ĐC). Giống VC có năng suất tinh bột cao nhất (13,85tấn/ha tinh bột ẩm và 8,94tấn/ha tinh bột khô). Giống VCIP, giống số 49 và giống DR1 đều là các giống cho năng suất tinh bột cao (12,86 – 13,26 tấn/ha tinh bột ẩm. Năng suất tinh bột khô trung bình từ 8,65 - 8,82 tấn/ha). Các giống DR3, giống DR70, giống số 21 có năng suất tinh bột khá (năng suất tinh bột ẩm là 10,73 – 11,49 tấn/ha; năng suất tinh bột khô từ 7,16 – 7,48 tấn/ha). Giống DR49 có năng suất tinh bột trung bình (năng suất tinh bột ẩm trung bình 8,39tấn/ha; năng suất tinh bột khô là 6,01tấn/ha). Giống địa phương có năng suất tinh bột thấp trung bình 1 ha chỉ thu được 7,60 tấn tinh bột ẩm tương đương với 5,07 tấn tinh bột khô.

3.2. Nghiên cứu xác định lượng phân bón thích hợp đối với dong riềng

3.2.1. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thời gian nẩy mầm, độ đồng đều và tỷ lệ nảy mầm của dong riềng đồng đều và tỷ lệ nảy mầm của dong riềng

Tỷ lệ mọc của cây dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên tổng số cây trồng. Theo dõi thời gian mọc mầm, độ đồng đều và khả năng nẩy mầm của giống dong riềng DR1 ở các công thức bón phân khác nhau chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.7 sau.

Bảng 3.7: Ảnh hưởng mức phân bón đến tỷ lệ này mầm, thời gian nảy mầm và độ đồng đều của dong riềng trong các công thức thí nghiệm

CT TL mọc mầm

(%) % so với ĐC mọc (ngày) TG gieo – Độ đồng đều (%) 1 (ĐC) 93,57 100 24 7 2 98,65 105 23 9 3 98,12 104 23 9 4 97,53 104 23 9 LSD05 2,45 0,31 Cv% 7,7 5,4

Từ bảng kết quả trên ta thấy các mức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau tới tỷ lệ mọc mầm của các công thức và khác so với công thức đối chứng. Các công thức bón lót toàn bộ 10 tấn phân chuồng và 100kg lân trước khi gieo trồng so với canh tác truyền thống giúp tỷ lệ nảy mầm cao từ 97,53 – 98,65%.

Các mức phân bón khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian nảy mầm của các công thức, 4 công thức trong thí nghiệm đều có thời gian nảy mầm từ 23 đến 24 ngày.

Đánh giá độ đồng đều sau khi cây nảy mầm từ bảng 3.7 cũng cho thấy kết quả sử dụng lượng phân chuồng (10 tấn/ha) và lân 100kg/ha bón lót trước khi trồng cây sinh trưởng rất đồng đều. Với công thức đối chứng (CT1) canh tác theo truyền thống độ đồng đều của giống DR1 chỉ ở mức khá đồng đều.

3.2.2. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến thời gian sinh trưởng của cây dong riềng cây dong riềng

Cũng như các loài cây có củ khác, cây dong riềng để sinh trưởng phát triển tốt cần có đầy đủ lượng các chất dinh dưỡng. Khi trồng ở những nơi đất cằn cỗi quá, cây sinh trưởng kém, năng suất và chất lượng thấp. Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân đến thời gian sinh trưởng của cây dong riềng chúng tôi thu được kết quả tại bảng 3.8 sau:

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các mức bón phân đến thời gian sinh trưởng cây dong riềng

Chỉ tiêu Công thức

Thời gian từ trồng đến ra

hoa (ngày)

Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày) 1 (ĐC) 150 287 2 149 280 3 147 276 4 161 299 LSD05 2,3 5,09 Cv% 7,4 4,4

Từ bảng kết quả 3.8 chúng ta thấy với các mức bón phân khác nhau cây dong riềng có thời gian sinh trưởng khác nhau. Với lượng phân theo canh tác truyền thống của người dân (ĐC) trung bình sau 150 ngày cây dong riềng sẽ ra hoa và có thể thu hoạch được sau khoảng 287 ngày. Khi tăng lượng phân bón lên 10 tấn phân chuồng + 100N hoặc 200N + 100 P205

+ 200 K20 cho 1 ha cây sinh trưởng nhanh, thể hiện ở công thức 2 và công thức 3, thời gian từ khi trồng đến ra hoa trung bình 147 - 149 ngày, sau trồng 276 - 280 ngày cây có thể cho thu hoạch (sớm hơn giống đối chứng). Ở công thức 4 khi bón tăng lượng N lên 300N/ha ta thấy cây dong riềng có thời gian sinh trưởng dài hơn, sau trung bình 161 ngày sẽ ra hoa và sau 299 ngày mới có thể cho thu hoạch củ.

Như vậy bón 10 tấn phân chuồng + 100N (hoặc 200N) + 100 P205 + 200 K20 cho 1 ha thì cây sinh trưởng nhanh.

3.2.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng phát triển của cây dong riềng cây dong riềng

Quan hệ giữa các nguyên tố khoáng với cây trồng là quan hệ mật thiết. Các nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng trong đời sống của cây trồng. Các nguyên tố khoáng là cơ sở để cấu tạo nên ATP, Nucleotit, protein, tế bào thực vật. Nếu được đáp ứng đầy đủ nhu cầu phân khoáng

của mình thì cây trồng sẽ sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu thiếu hay thừa thì ảnh hưởng lớn đến đời sống cây trồng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Như thiếu N cây thường còi cọc, vàng lá, mô thực vật kém phát triển nhưng thừa N thì cây thường tăng trưởng quá cỡ, thân cây hay lốp đổ…

Chính vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của các mức bón phân đến đời sống cây dong riềng cũng như tìm ra mức bón phân cân đối hợp lý cho cây dong riềng là việc làm quan trọng.

Các chỉ tiêu ảnh hưởng của các mức phân bón đến sinh trưởng của cây dong riềng được trình bày qua bảng 3.9.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các mức bón phân đến sinh trưởng của cây dong riềng trong các công thức thí nghiệm

CT Sức Công thức

ST

Độ đồng

đều

Thân Cao cây

(cm) Số lá Dài lá (cm) Rộng (cm) Số thân ĐK (mm) 1 (ĐC) 7 7 10,17 51,2 22,4 10,04 28,35 182,4 2 9 9 10,20 55,7 22,8 10,82 28,84 185,7 3 9 9 10,25 58,5 24,2 11,48 29,08 190,2 4 9 5 10,22 58,9 24,7 14,27 26,4 210,6 LSD05 0,12 2,75 0,67 1,23 0,5 5,9 Cv% 5,6 8,7 11,0 5,3 6,2 5,4

Ghi chú: - Sức sống : Điểm 1 xấu nhất. điểm 9 tốt nhất. - Độ đồng đều: điểm 1 không đều. điểm 9 rất đều.

Từ kết quả bảng 3.9 cho thấy, ở các mức bón phân khác nhau cây dong riềng có sức sinh trưởng tốt hơn so với công thức đối chứng(CT1). Khi sử dụng bón thêm 10 tấn phân chuồng/ha và tăng thêm lượng N - P – K cây sinh trưởng khỏe mạnh, sinh trưởng nhanh, phát triển tốt tuy nhiên độ đồng đều của các mức bón phân lại khác nhau.

Ở CT 1 độ đồng đều của cây ở mức đều (7 điểm), ở công thức 4 độ đồng đều ở mức trung bình, nhiều thân con, thân nhánh (5 điểm). Mức độ đồng đều cao nhất ở công thức 2 và công thức 3 (9 điểm), ở 2 công thức này cây dong riềng sinh trưởng rất đồng đều.

Lá là cơ quan quang hợp của cây, các đặc trưng của lá như số lá, góc lá, thế lá, chỉ số diện tích lá có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây trồng. Nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức phân bón đến số lá và kích thước lá cho thấy. Với các mức bón phân khác nhau không làm ảnh hưởng đến số lá của cây, số lá của cây trung bình là 10 lá/thân. Điều này chứng tỏ chỉ số số lá không phụ thuộc vào phân bón mà đặc trưng bởi giống. Tuy nhiên với mức bón phân khác nhau cho kích thước lá khác nhau. Với mức phân bón ở CT4 (10 tấn phân chuồng + 300N + 100 P205 + 200 K20) lá cây dong riềng có kích thước lớn nhất, chiều dài trung bình 58,9 cm, chiều rộng trung bình đạt 24,7cm. Với mức bón ở công thức 3 (10 tấn phân chuống + 200 N + 100 P205 + 200 K20) cây dong riềng sinh trưởng phát triển tốt, chiều dài lá trung bình 58,5 cm, chiều rộng lá trung bình đạt 24,2cm. Với mức bón ở công thức 2 (10 tấn phân chuống + 100 N + 100 P205 + 200 K20) chiều dài lá của cây dong riềng trung bình 55,7cm, chiều rộng lá trung bình 22,8cm. Thấp nhất là công thức đối chứng. Chiều dài lá chỉ đạt 51,2cm, chiều rộng lá 22,4 cm.

Bên cạnh các chỉ tiêu về sinh trưởng lá, độ đồng đều chỉ tiêu sinh trưởng thân như chiều cao cây, đường kính thân cây, số thân cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cây dong riềng. Nó phản ánh trung thực quá trình sinh trưởng của cây. Chiều cao, đường kính thân cây thay đổi tùy từng giống, kỹ thuật canh tác, chế độ thâm canh, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, địa hình.. Qua bảng bảng 3.9 ta thấy các mức bón phân ảnh hưởng rất rõ đến đường kính thân và chiều cao cây dong riềng. Với lượng bón phân ở CT1 (ĐC) cây sinh trưởng trung bình (chiều cao cây trung bình 182,4 cm, đường kính thân 28,35mm). Cao nhất là ở CT4, chiều cao cây trung bình 210,6cm, đường kính thân 26,4mm, nguyên nhân là ở

công thức 4 trong một búi dong riềng có nhiều thân con, thân nhỏ. Các mức bón ở công thức 2 và CT3 cây có chiều cao từ 185,7 – 190,2 cm, đường kính thân trung bình 28,84 – 29,08 mm.

Từ kết quả phân tích thống kê bảng 3.9 cho thấy các công thức bón phân khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến số thân/khóm. Có sự tương tác giữa lượng phân bón đến số thân/khóm của cây dong riềng. Thấp nhất là ở CT1(ĐC), số thân trung bình 10,04 thân/khóm. Ở CT 2 và CT3 số thân trung bình lần lượt là 10,82 và 11,48. Đặc biệt khi bón 300N ở CT4 thì cây dong riềng đẻ nhiều thân, thời gian sinh trưởng thân lá kéo dài, số thân trung bình 14,27 thân/khóm; Tuy nhiên ở CT4 trong một búi dong riềng xuất hiện nhiều thân nhánh nhỏ, thân nhánh con.

3.2.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến khả năng chống đổ và sâu bệnh của cây dong riềng bệnh của cây dong riềng

Giống DR1 được sử dụng làm thí nghiệm là giống sinh trưởng phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất dong riềng bền vững tại xã Kim Lư, huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn (Trang 46 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)