0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nguyên nhân

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM 1” DOCX (Trang 69 -72 )

M ột số chỉ tiêu trong bảng cân đối phát sinh tài khoản năm

2.3.3 Nguyên nhân

 Chưa áp dụng một mô hình quản lý ngân quỹ cụ thể

Trong thời gian qua, Bưu điện trung tâm 1 đã chú trọng đến công tác quản lý ngân quỹ nhưng việc thực hiện đó không dựa trên một cơ sở khoa học như việc lập và thực hiện theo các mô hình quản lý. Trung tâm chưa áp dụng các biện pháp quản lý ngân quỹ thường xuyên vì thế hiệu quả đạt được còn hạn chế.

 Quy chế tài chính của Tổng công ty còn nhiều hạn chế

Bưu điện trung tâm 1 là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Theo cơ chế quản lý vốn hiện nay, đơn vị chỉ được giao quyền quản lý và quyền sử dụng một số vốn rất hạn chế, do đó làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh mất đi tính chủ động. Bưu điện trung tâm 1 là đơn vị hạch toán phụ thuộc, tư cách pháp nhân không đầy đủ nên khi cần huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh vẫn cần đến sự bảo lãnh của Tổng công ty, do đó làm chậm trễ, thậm chí mất cơ hội kinh doanh nhất là trong cơ chế thị trường khi mà tính nhanh nhạy và cơ hội kinh doanh được đặt lên là một yếu tố cạnh tranh.

Bên cạnh đó, Tổng công ty còn ban hành các tỷ lệ chi mang tính gò bó, bắt buộc làm mất tính năng động, sáng tạo và tiết kiệm chi phí của các đơn vị thành viên.

 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ngân quỹ còn chưa hoàn thiện

Hệ thống chỉ tiêu chưa hoàn thiện sẽ gây bất lợi cho Bưu điện trung tâm 1 trong công tác quản lý ngân quỹ. Hiện nay, công ty chỉ mới có các chỉ tiêu tổng hợp chung về khả năng thanh toán và khả năng hoạt động của công ty. Trung tâm chưa tiến hành đánh giá diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn. Để đánh giá đầy đủ về khả năng thanh toán, Bưu điện trung tâm 1 nên bổ sung thêm chỉ tiêu tỷ lệ nợ phải thu so với khoản phải trả. Ngoài ra, trung tâm cần tiến hành đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ thông qua các chỉ tiêu vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng. Thông qua bảng 2.4, ta có thể tiến hành đánh giá vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng của Bưu điện trung tâm 1 năm 2004 như sau:

Bảng 2.11:

Phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng năm 2004

Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Quý 1/2004 Quý 2/2004 Quý 3/2004 Quý 4/2004 Nợ ngắn hạn 7389,6 8276,6 9864,6 9758,6

Dự trữ và các khoản phải thu 4371,7 4590,3 5007,3 4792,4

Vốn lưu động ròng 5357,6 3152 8731 1121,8

Nhu cầu vốn lưu động ròng -3017,9 -3686,3 -4857 -4966,4

Nguồn : Bảng cân đối phát sinh tài khoản năm 2004

Qua bảng phân tích trên, ta thấy trong 4 quý năm 2004 vốn lưu động ròng đều > 0, như vậy tài sản lưu động đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn. Nhu cầu vốn lưu động ròng của Bưu điện trung tâm 1 trong 4 quý đều âm, toàn bộ dự trữ và các khoản phải thu được tài trợ bởi nợ ngắn hạn, trung tâm không cần nhận thêm vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ

kinh doanh. Như vậy, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của trung tâm phụ thuộc vào việc thu hồi các khoản phải thu.

Vì vậy, để hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ của đơn vị, Bưu điện trung tâm 1 cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

 Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính trong doanh nghiệp còn mỏng

Công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý ngân quỹ nói riêng hầu như do các nhân viên kế toán thực hiện. Nhân viên phòng kế toán được đào tạo chủ yếu về nghiệp vụ kế toán còn các nghiệp vụ về tài chính còn hạn chế. Do vậy, công tác quản lý ngân quỹ chỉ được xem như hạch toán thu chi tiền mặt, việc đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ mới chỉ dừng lại ở việc tính toán một số chỉ tiêu mà chưa phân tích và tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục, đồng thời chưa dự báo xu thế tài chính trong tương lai.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM 1” DOCX (Trang 69 -72 )

×