0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đặc điểm kinh doanh của ngành bưu điện

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM 1” DOCX (Trang 44 -47 )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM

2.1.4.2 Đặc điểm kinh doanh của ngành bưu điện

Quá trình cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông mang tính dây chuyền

Quá trình cung cấp dịch vụ trong ngành bưu điện đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có hệ thống mạng lưới thông tin, mạng lưới tổ chức con người và hoạt động sản xuất kinh doanh rộng khắp. Quá trình sản xuất cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông mang tính dây chuyền. Điểm đầu và điểm cuối của một quá trình truyền đưa tin tức có thể cùng một thành phố, cùng quốc gia hay tại các nước khác nhau. Để truyền đưa một tin tức hoàn chỉnh từ người gửi đến người nhận thường có hai hay nhiều cơ sở bưu điện tham gia, mỗi cơ

sở chỉ thực hiện một giai đoạn nhất định của quá trình truyền đưa tin tức hoàn chỉnh đó. Việc chi phí cho một quá trình sản xuất bưu điện rải rác ở nhiều đơn vị bưu điện song việc thu cước (giá cả bán sản phẩm bưu điện) của toàn trình lại được thực hiện ở một nơi, đó là nơi ký gửi tin tức. Do vậy, doanh thu cước của một đơn vị bưu điện không đặc trưng cho kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị đó. Chính do đặc điểm này nên trong giai đoạn hiện nay, toàn khối thông tin được hạch toán tập trung. Toàn bộ doanh thu được tập trung về một mối, chi phí cân đối từ một nguồn, những đơn vị có doanh thu, lợi nhuận cao hỗ trợ cho các đơn vị có doanh thu thấp.

Quá trình cung cấp gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm

Chu kỳ tái sản xuất sản phẩm nói chung là Sản xuất – Phân phối – Trao đổi – Tiêu dùng. Như vậy, thông thường tiêu dùng sản phẩm nằm sau quá trình sản xuất. Đối với các doanh nghiệp, sản phẩm sau khi sản xuất được đưa vào kho, sau đó thông qua mạng lưới thương nghiệp thực hiện phân phối, trao đổi và sau đó người tiêu dùng mới tiêu dùng được. Còn trong hoạt động bưu chính viễn thông, quá trình tiêu thụ sản phẩm không tách rời quá trình sản xuất và tiêu dùng nên chất lượng bưu chính viễn thông đòi hỏi ngày càng cao. Sản phẩm của các ngành khác sau khi sản xuất phải trải qua khâu chất lượng rồi mới được đưa ra thị trường. Người tiêu dùng có thể từ chối không mua sản phẩm có chất lượng kém hoặc chấp nhận mua những sản phẩm cạnh tranh với giá rẻ hơn. Còn đối với các dịch vụ bưu chính viễn thông thì dù muốn hay không, người tiêu dùng vẫn phải tiêu dùng những sản phẩm do Ngành tạo ra. Hơn thế nữa, một sản phẩm bưu chính viễn thông kém chất lượng không thể thay thế bằng một sản phẩm khác chất lượng tốt hơn, sản phẩm bưu chính viễn thông kém chất lượng có thể tạo ra những tổn thất to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần.

Tải trọng không đồng đều theo không gian và thời gian

Trong quá trình khai thác sản xuất gắn liền với tiêu thụ, yêu cầu thông tin liên lạc phải thông suốt, tức là cung ứng 24/24 giờ trong ngày. Trong khi

đó nhu cầu sử dụng lại phân bố không đều theo thời gian và không gian, điều đó dẫn tới khi thì quá tải, khi thì dư thừa năng lực không khai thác hết.

Hiệu quả sử dụng thực tế của sản phẩm bưu chính viễn thông rất khác nhau đối với những người sử dụng khác nhau và ở những vùng khác nhau. Mỗi tổ chức bưu chính viễn thông đều thực hiện hai chức năng kinh doanh và dịch vụ, cung cấp cho xã hội những loại hình dịch vụ khác nhau, phục vụ cho nhiều loại đối tượng, trên nhiều địa bàn. Từ đó việc chấp nhận mức giá của sản phẩm bưu chính viễn thông của một loại dịch vụ cung cấp cũng khác nhau.

Các sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông có khả năng thay thế lẫn nhau trong một giới hạn nhất định, bởi vì mỗi lượng tin tức người ta có thể ký thác dưới dạng này hay dạng khác để truyền đưa qua mạng bưu điện.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM 1” DOCX (Trang 44 -47 )

×