M ột số chỉ tiêu trong bảng cân đối phát sinh tài khoản năm
2.2.4.1 Đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ thông qua đánh giá khả năng
thanh toán
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán năm 2004
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu Công thức tính Quí 1/2004 Quí 2/2004 Quí 3/2004 Quí 4/2004 Khả năng thanh toán hiện hành (TSLĐ) (Nợ ngắn hạn) 1,72 1,38 1,88 1,1 Khả năng thanh toán nhanh (TSLĐ - Dự trữ) ( Nợ ngắn hạn) 1,7 1,24 1,76 0,95 Khả năng thanh toán tức thời (Tiền mặt) (Nợ ngắn hạn) 1,07 0,75 1,3 0,52
Qua các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán năm 2004 của Bưu điện trung tâm 1, ta thấy nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo khá đầy đủ bằng tài sản lưu động và các tài sản quay vòng nhanh khác. Như vậy nợ ngắn hạn không phải là nguồn tài trợ chính cho tài sản lưu động. Trong tài sản lưu động của công ty, chiếm tỷ lệ lớn là tiền (bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển) và khoản phải thu.
Về khả năng thanh toán hiện hành: khả năng thanh toán hiện hành của Bưu điện trung tâm 1 thấp nhất trong quý 1 và cao nhất trong quý 3. Nhìn chung, trung tâm có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Về khả năng thanh toán nhanh : Tỷ lệ này cao nhất ở quý 3 nhưng lại thấp nhất ở quý 4 (tỷ lệ này ở quý 4 nhỏ hơn 1). Trong quý 1, quý 2, quý 3 dự trữ chiếm lần lượt là 7,8%; 9,8 %; 6,1% tài sản lưu động. Sang quý 4 dự trữ chiếm 14% tài sản lưu động của đơn vị. Trong quý 4, công ty phải dự trữ nguyên vật liệu nhiều hơn so với các quý còn lại, bởi đây là thời điểm có nhiều ngày lễ trong năm, nhu cầu của khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của công ty lớn. Dự trữ chủ yếu là nguyên vật liệu dùng cho khai thác nghiệp vụ. Tuy nhiên, nhìn chung dự trữ chiếm tỷ lệ không lớn trong tài sản lưu động của đơn vị. Điều này được lý giải Bưu điện trung tâm 1 là doanh nghiệp dịch vụ, sản phẩm của công ty là sản phẩm vô hình, việc tiêu thụ sản phẩm gắn liền với việc tạo ra sản phẩm. Đơn vị chỉ sản xuất khi có người đến mua, không thể chủ động sản xuất sản phẩm dự trữ. Trong khi đó, khách hàng ngày càng khó tính, cùng với xu hướng cạnh tranh ngày càng gia tăng, khách hàng ngày càng có nhiều quyền lựa chọn. Do vậy, yêu cầu đối với chất lượng các dịch vụ mà công ty cung cấp phải thật cao, nếu không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.
Về khả năng thanh toán tức thời: Chỉ tiêu thanh toán tức thời trong 4 quý năm 2004 của công ty có sự biến động rõ rệt. Trong quý 1 và quý 3, tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời của đơn vị lần lượt là 1,07; 1,3. Ngân quỹ của trung tâm trong các quý này là khá cao, đặc biệt là tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển, nên có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngân quỹ của công ty trong quý 1 và quý 3 lần lượt chiếm khoảng 62,2% và 69,7% tài sản lưu động. Ngược lại, trong quý 2 và quý 4 chỉ tiêu này ở mức thấp hơn: quý 2 (0,75); quý 4 (0,52). Các khoản phải thu của đơn vị trong 4 quý lần lượt chiếm 25,7%; 30 %; 20,2%; 29,9% tài sản lưu động của công ty.
Hiện nay, ngành Bưu chính viễn thông nói riêng cũng như các ngành khác nói chung chưa có chỉ số tài chính mẫu để đánh giá, so sánh. Do vậy, những tỷ lệ về khả năng thanh toán của Bưu điện trung tâm 1 chưa thể đánh giá chính xác là đã tốt hay chưa. Tuy nhiên, sự ổn định của các tỷ lệ đó chứng tỏ khả năng tài chính của đơn vị là khá vững chắc. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời của quý 4 năm 2004 đều thấp hơn so với các quý khác cảnh báo đơn vị sẽ có thể gặp khó khăn trong trường hợp cần thanh toán đột xuất các khoản nợ.
Bảng 2.7: Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng năm 2004
Đơn vị tính: lần
Nội dung Công thức Quý
1/2004 Quý Quý 2/2004 Quý 3/2004 Quý 4/2004 Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng Dự trữ Vốn lưu động ròng 0,18 0,34 0,13 1,35
Do đặc thù của ngành bưu điện, nên dự trữ chiếm phần không đáng kể trong vốn lưu động ròng của công ty. Hoạt động kinh doanh bưu chính viễn thông khác với các hoạt động kinh doanh thông thường khác vì không có hàng tồn kho chờ bán. Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng của Bưu điện trung tâm 1 có sự thay đổi rõ rệt, tỷ lệ này cao nhất ở quý 4, thấp nhất ở quý 3. Hiện nay, Tổng công ty Bưu chính viễn thông chưa có chỉ số trung bình ngành để so sánh, đánh giá. Do vậy, rất khó khăn cho Bưu điện trung tâm 1 trong việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính là tốt hay chưa tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động ròng ở quý 4 là 1,35. Điều này thể hiện toàn bộ vốn lưu động ròng ở quý 4 không đủ tài trợ cho hàng dự trữ.
2.2.4.2 Đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ thông qua đánh giá khả năng
hoạt động
Bảng 2.8: Vòng quay tiền năm 2004 Đơn vị tính: vòng Nội dung Công thức Quý 1/2004 Quý 2/2004 Quý 3/2004 Quý 4/2004 Vòng quay tiền
Doanh thu tiêu thụ trong quý
Tiền+chứng khoán ngắn hạn
2,02 2,79 1,32 3,6
Vòng quay tiền là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tốc độ vận động của tiền trong công ty. Việc sử dụng tiền dưới bất kỳ hình thức nào cũng đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa tiền thành các tài sản khác và như vậy, góp phần đẩy nhanh tốc độ vận động của tiền.
Trong 4 quý năm 2004, vòng quay tiền cao nhất trong quý 4 là 3,6 vòng/quý, thấp nhất trong quý 3 là 1,32 vòng/quý. Từ bảng 2.5, ta thấy doanh thu được hưởng của trung tâm trong 4 quý lần lượt là: 16034 triệu đồng; 17534 triệu đồng; 17108 triệu đồng; 19171 triệu đồng. Như vậy, vòng quay tiền của trung tâm cao nhất ở quý 4 là do sản lượng dịch vụ bưu chính viễn thông mà trung tâm cung cấp cho khách hàng tăng.
Vòng quay dự trữ
Bảng 2.9: Vòng quay dự trữ năm 2004
Đơn vị tính:vòng
Nội dung Công thức Quý
1/2004 Quý Quý 2/2004 Quý 3/2004 Quý 4/2004 Vòng quay dự trữ
Doanh thu tiêu thụ trong quý
Dự trữ
16,08 16,17 15,08 11,9
Vòng quay dự trữ của trung tâm trong khoảng từ 11.9 đến 16.17 vòng trong một quý. Dự trữ của trung tâm chiếm tỷ lệ không lớn trong tài sản lưu động. Tỷ lệ dự trữ trên tài sản lưu động lần lượt trong 4 quý năm 2004 là: 7,8%; 9,5%; 6,1%; 14%. Như vậy, ở thời điểm cuối năm trung tâm dự trữ
nhiều hơn so với các quý 1, quý 2, quý 3. Trung tâm phải đầu tư cho hàng dự trữ nhiều hơn trước để đạt mức doanh thu cần thiết. Sản phẩm bưu điện chỉ có giá trị sử dụng khi nó đảm bảo việc truyền đưa thông tin từ khâu đầu (nơi ký gửi) đến khâu cuối (nơi nhận tin). Chính vì vậy, ngành bưu điện không có sản phẩm tồn kho, không cho phép có sản phẩm phế phẩm. Do đó, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của ngành bưu điện là quan trọng vô cùng. Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm bưu điện không do vật liệu chính tạo ra thực thể sản phẩm. Vì vậy, khoản mục nguyên nhiên vật liệu cấu thành trong thực thể sản phẩm là không đáng kể. Dự trữ chủ yếu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm dây gai, ấn phẩm, bao bì, vật liệu cho lắp đặt máy điện thoại, thiết bị viễn thông. Hoạt động dịch vụ bưu điện chủ yếu phải dựa trên các tài sản cố định (bao gồm các tài sản cố định đặc thù như thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, nguồn điện, nhà cửa, xe cộ...). Điều này đòi hỏi công ty phải tiến hành công tác quản lý dự trữ phải tốt, giảm thiểu chi phí cho việc dự trữ.
Vòng quay các khoản phải thu
Bảng 2.10: Vòng quay các khoản phải thu năm 2004
Đơn vị tính:vòng
Nội dung Công thức Quý
1/2004 Quý Quý 2/2004 Quý 3/2004 Quý 4/2004 Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu tiêu thụ trong quý
Các khoản phải thu
4,95 5,1 4,63 5,09
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là tốt. Như vậy, tốc độ thu hồi các khoản phải thu của trung tâm ở quý 3 không tốt như quý 1, quý 2, quý 4.