0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Lập kế hoạch quản lý ngân quỹ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM 1” DOCX (Trang 26 -29 )

2 x tổng nhu cầu tiền để chi trả các hoá đơn trong năm x chi phí cho mỗi lần bán tín phiếu

1.2.2.4 Lập kế hoạch quản lý ngân quỹ

Việc lập kế hoạch quản lý ngân quỹ bao gồm các quyết định để sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi khi có thặng dư ngân quỹ vượt qua giới hạn trên theo mô hình mà doanh nghiệp áp dụng và các quyết định tìm nguồn tài trợ khi có ngân quỹ xuống thấp hơn giới hạn cho phép của mô hình. Đối với hình thức tài trợ hay sử dụng ngân quỹ nào thì doanh nghiệp cần phải xem xét có phù hợp với chu kỳ kinh doanh và chu kỳ tiền mặt của đơn vị mình hay không.

Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian mà tất cả các bước của quá trình tái sản xuất phải trải qua như: nguyên vật liệu – sản phẩm dở dang – bán thành phẩm – thành phẩm – giao hàng – chờ thu tiền về.

Chu kỳ kinh doanh = Chu kỳ dự trữ + Chu kỳ chờ thu tiền

Chu kỳ dự trữ là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu mua nguyên vật liệu nhập kho cho đến khi xuất kho sản phẩm giao cho khách hàng.

Chu kỳ chờ thu tiềnđược tính từ khi giao hàng cho khách đến khi nhận lại tiền bán hàng.

Chu kỳ kinh doanh còn tính theo chu kỳ trả tiền và chu kỳ tiền mặt

Chu kỳ kinh doanh = Chu kỳ trả tiền + Chu kỳ tiền mặt

Chu kỳ tiền mặt là khoảng thời gian từ khi trả tiền cho nhà cung cấp cho đến khi thu được tiền của khách hàng. Như vậy, trong quản lý ngân quỹ doanh nghiệp cần phải quan tâm đến chênh lệch độ dài chu kỳ thu tiền và độ

dài chu kỳ trả tiền để đưa ra những quyết định phù hợp cho công tác quản lý ngân quỹ.

Các nguồn tài trợ ngắn hạn cho ngân quỹ

 Bán chứng khoán ngắn hạn, giấy tờ có giá

Khi mức tồn quỹ thực tế nhỏ hơn mức tối ưu, doanh nghiệp có thể bán chứng khoán để tài trợ cho ngân quỹ. Các chứng khoán sẽ được bán trên thị trường trước hết là để đáp ứng nhu cầu tiền mặt, thứ hai là để thực hiện lợi nhuận cho các khoản đầu tư. Các chứng khoán dễ bán có thể được bán trên thị trường tiền tệ như tín phiếu kho bạc, hoặc có thể đem thương phiếu đến ngân hàng để chiết khấu.

 Vay ngân hàng

Nếu doanh nghiệp không có các chứng khoán thanh khoản để bán hoặc doanh nghiệp chưa muốn bán chứng khoán thì doanh nghiệp có thể vay ngân hàng. Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng theo nhiều phương thức khác nhau với các điều kiện như thời hạn trả, số dư tối thiểu, cách hoàn trả nợ vay..với mức lãi suất tương ứng. Ngân hàng có khả năng đáp ứng những nhu cầu này cho doanh nghiệp với thời hạn có thể từ vài ngày đến cả năm, có thể đảm bảo hoặc không có đảm bảo. Với hình thức tài trợ này, doanh nghiệp cần phải so sánh giữa vay ngân hàng và việc bán chứng khoán. Lãi suất mà doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng có thể cao hơn lãi suất mà doanh nghiệp nhận được từ việc bán chứng khoán. Nếu doanh nghiệp không chắc chắn về thu chi ngân quỹ trong tương lai thì doanh nghiệp cần phải giữ mức cân đối tiền mặt lớn với mục đích là sẽ không phải đi vay. Ngược lại, nếu doanh nghiệp biết chắc chắn về khả năng thu chi ngân quỹ trong tương lai thì có thể giữ tiền mặt ở mức thấp hơn.

 Tín dụng thương mại

Doanh nghiệp nhận chính sách tín dụng thương mại của nhà cung cấp sẽ làm cho cân đối tiền mặt của ngân quỹ bớt căng thẳng do doanh nghiệp

không cần phải chi ngay các khoản tiền mua hàng. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải trả thêm một khoản tiền do việc thanh toán chậm và phải chấp nhận với một giá thanh toán cao hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải rất thận trọng vì khoản tiền doanh nghiệp trả chậm trong kỳ này sẽ có thể trở thành gánh nặng cho ngân quỹ trong các kỳ sau.

Các biện pháp sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi

 Đầu tư vào các chứng khoán thanh khoản cao trên thị trường

Việc đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp là nhằm tận dụng khoản tiền nhàn rỗi tạm thời. Có rất nhiều những chứng khoán dễ bán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn như: tín phiếu kho bạc, chấp nhận thanh toán của ngân hàng, thương phiếu..Vì thế, việc quyết định đầu tư vào chứng khoán hay không và đầu tư vào loại nào phụ thuộc vào: lãi suất, tính thanh khoản, ngày đáo hạn. Thực hiện hoạt động này doanh nghiệp cần phải quản lý một danh mục đầu tư hợp lý sao cho lợi nhuận thu được đủ bù đắp các rủi ro và mức lợi tức mong muốn. Đối với các doanh nghiệp lớn, chi phí giao dịch để mua và bán chứng khoán không đáng kể so với chi phí cơ hội của viêc giữ tiền mặt nên các doanh nghiệp này cần chú ý tới công cụ đầu tư này.

 Cung cấp tín dụng cho khách hàng

Cung cấp tín dụng cho khách hàng là một công cụ quan trọng mà doanh nghiệp cần phải chú trọng. Chính sách cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng có nhiều ưu điểm như : Doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng hoá hơn với mức giá cao hơn; Hiệu quả sử dụng tiền của doanh nghiệp tăng do cung cấp các khoản phải thu sẽ thu được mức lãi cao hơn hẳn so với việc đầu tư vào các khoản mục khác đồng thời doanh nghiệp có thể tạo lập mối quan hệ lâu dài với những khách hàng lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro khi khách hàng không thanh toán đúng hạn. Vì vậy, việc doanh nghiệp có cung cấp tín dụng thương mại cho một khách hàng hay không cần

phải được cân nhắc và tìm hiểu kỹ lưỡng, doanh nghiệp nên chọn những khách hàng có uy tín, quan hệ lâu dài.

 Trả trước cho nhà cung cấp

Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của mình để thanh toán trước cho nhà cung cấp. Khi thực hiện việc này, doanh nghiệp sẽ được nhà cung cấp cho hưởng một khoản chiết khấu tiền mặt.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM 1” DOCX (Trang 26 -29 )

×