M ột số chỉ tiêu trong bảng cân đối phát sinh tài khoản năm
2.3.2 Những hạn chế
Chưa tận dụng được tối đa ngân quỹ nhàn rỗi
Ngân quỹ nhàn rỗi của Bưu điện trung tâm 1 được tận dụng gửi ngân hàng để thu lãi được tính với lãi suất không kỳ hạn. Đây là sự lãng phí trong công tác quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1. Vòng quay các khoản phải thu là 21,5 vòng/năm và số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu là 17 ngày. Trong khi đó, vòng quay các khoản phải trả là 13,4 vòng/năm, trung bình cứ sau 27 ngày trung tâm thanh toán các khoản phải trả. Trong khoảng thời gian chờ trả tiền cho khách hàng, trả cho các đơn vị trực thuộc Bưu điện Hà Nội, nếu tiền mặt được chuyển sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn thì sẽ có thu được khoản tiền lãi lớn hơn.
Chưa đánh giá được hiệu quả quản lý ngân quỹ một cách đầy đủ
Hiện nay, Bưu điện trung tâm 1 chưa có một hệ thống cụ thể các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ mà chỉ có các chỉ tiêu tổng hợp chung về khả năng thanh toán và khả năng hoạt động của trung tâm. Công tác quản lý ngân quỹ cũng như bất kỳ một hoạt động nào khác, không thể hoàn thiện ngay mà phải dần dần từng bước. Để thúc đẩy quá trình hoàn thiện ngân
quỹ, các nhà quản lý tài chính cần đánh giá được những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý ngân quỹ để từ đó đưa ra những phương hướng cho phù hợp với Bưu điện trung tâm 1.
Chưa tiến hành dự tính cung cầu tiền để lập được kế hoạch quản lý ngân quỹ cho thời gian tiếp theo
Trong công tác quản lý ngân quỹ, Bưu điện trung tâm 1 mới chỉ chú trọng tới xác định các khoản thực thu và thực chi ngân quỹ trong các quý. Đồng thời, công ty mới chỉ tiến hành phân tích tình hình tài chính theo luồng tiền. Việc tiến hành dự báo các luồng tiền tương lai, khả năng trả nợ và đầu tư từ các luồng tiền cho thời gian tiếp theo là cần thiết vì nó sẽ giúp công ty có những biện pháp quản lý ngân quỹ tốt hơn.