Xây dựng phương án đấu giá quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)

4.1.Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội về đấu giá quyền sử dụng đất năm 2011

Năm 2011, Thành phố Hà Nội dự kiến thu gần 2.600 tỷ đồng từ ĐGQSDĐ của 33 dự án thuộc Thành phố quản lý và các khu đất nhỏ lẻ, xen kẹt trong khu dân cư. Tuy nhiên, việc thực hiện ĐGQSDĐ trong thực tế đang gặp khó khăn do “xung đột” giữa các văn bản pháp quy. Theo Nghị định số 17/2010/NĐ- CP về bán đấu giá tài sản (có hiệu lực từ ngày 1/7/2010), các Hội đồng ĐGQSDĐ bị bãi bỏ. Thay vào đó, việc ĐGQSDĐ được giao cho các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện.

Vì vậy, nhiều dự án đã được giao đất, xây dựng hạ tầng trước thời điểm 1/7/2010 nhưng chưa ban hành quy chế đấu giá bị vướng vì không thể đấu giá được.

Do đó, Sở TNVMT Hà Nội đề nghị, khi chưa có thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 17/2010/NĐ-CP, có thể cho phép các Hội đồng ĐGQSDĐ đã được thành

lập trước ngày 1/7/2010 đã tiếp nhận việc bán ĐGQSDĐ đối với một số lô đất cụ thể và đã tiến hành bồi thường GPMB, có phương án đấu giá được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 1/7/2010 thì tiếp tục việc thực hiện bán đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Quyết định số 216/QĐ-TTg.

Để chủ động tháo gỡ vướng mắc về thủ tục, Sở cũng đề nghị UBND Thành phố làm việc với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên - Môi trường, thống nhất với văn phòng Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện ĐGQSDĐ.

Theo đó, đối với trường hợp tài sản Nhà nước là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước được phép bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo phương án xử lý, sắp xếp lại theo quy định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ, hoặc bán tài sản là nhà đất theo quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành ỏn thỡ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP.

Đối với trường hợp quỹ đất đấu giá do Tổ chức phát triển quỹ đất tạo lập hoặc do UBND các quận, huyện tạo lập, đề nghị được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2009 và Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các dự án xây dựng HTKT để ĐGQSDĐ đã phân cấp cho cấp huyện thì Thường trực Hội đồng đấu giá là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện.

4.2. Phương hướng tổ chức thực hiện

Theo kết quả đánh giá dự báo nhu cầu sử dụng đất dựa vào các chỉ tiêu trong quá khứ cho chúng ta thấy nhu cầu sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức, các doanh nghiệp ngày càng tăng do:

- Tốc độ tăng dân số quá nhanh cả về mặt gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên. Điều này khiến cho nhu cầu sử dụng đất để xây dựng nhà ở của người dân ngày càng cao, đồng thời tăng cầu về quỹ đất cho xây dựng hạ tầng, nhà xưởng làm cơ sở sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại dịch vụ…

- Các chính sách về thu hút đầu tư, giảm thuế cho những chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, được triển khai rộng rãi và đang dần có hiệu quả. Nhiều thủ tục rườm rà được giảm bớt, bờn cạnh đó là đà phục hồi của thị trường BĐS.

- Đồ án quy hoạch của Thành phố cũng chỉ ra rằng, hướng phát triển chiến lược của Thành phố là mở rộng về phía Tây và phía Bắc sang tả ngạn sông Hồng. Như vậy, trong tương lai, các khu đất tổ chức đấu giá sẽ chủ yếu tập trung tại khu vực này.

Do đó, trong tương lai cần phân bổ quỹ đất đem ra đấu giá sao cho hợp lý, đặc biệt là quỹ đất nằm trong khu vực này cần đưa ra được mức giá phù hợp để tránh

tổn thất cho Thành phố nhưng cũng không được lơ là công tác đấu giá ở các quận huyện khác.

Một phần của tài liệu công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w