2009 Đấu giá nhà số 48 Hàng Bông
2.2.1. Lựa chọn hình thức đấu giá
Lựa chọn hình thức đấu giá là một công tác có vai trò rất quan trọng trong quá trình ĐGQSDĐ vì: nếu không có sự lựa chọn phù hợp với đặc điểm của từng phiên đấu giá sẽ gây lãng phí thời gian tổ chức cỏc vũng đấu giá và tổn thất rất lớn cho nguồn thu của Ngân sách Thành phố, không thực sự lựa chọn được những nhà đầu tư có năng lực tốt nhất, có khả năng đảm bảo tiến độ công trình. Đồng thời không lựa chọn được phương pháp đấu giá phù hợp còn có thể làm lợi cho một số đối tượng liên kết với nhau tham gia đấu giá. Nhưng sau khi trúng đấu giá họ sẽ chấp nhận bỏ, không nộp tiền đấu giá. Làm như vậy sẽ hạ giá của người trỳng giỏ tiếp theo sau đó xuống. Điều này làm tổn thất rất lớn tới lợi nhuận thu được sau đấu giá.
Ngày 28/6/2008, hội đồng ĐGQSDĐ xen kẹt trong khu dân cư xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội đã tổ chức phiên đấu giá đất ở thôn Hậu Dưỡng. Có 5 ô đất, tổng diện tích là 950 m2 được đưa ra đấu giá. Tại phiên đấu giá này, đó cú 32 người bỏ giá 4,3 triệu đồng/m2, có 6 người bỏ giá 4,6 triệu đồng/m2; 5 người bỏ giá 4 triệu đồng/m2 và 3 người bỏ giá với mức từ 5,2 triệu đồng – 6,4 triệu đồng/m2. Lợi dụng chủ trương đấu giá đất xen kẹt để thu tài chính cho địa phương, một số đối tượng đã dàn xếp thông thầu, dìm giá đất. Vụ việc đã được công an phát hiện và đề nghị không công nhận kết quả đấu giá đất. Qua đó, cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện đấu giá.
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)
Ngoài ra, hình thức đấu giá một lần cũng thể hiện nhiều hạn chế. Hình thức này tuy có ưu điểm là rút ngắn thời gian tổ chức công tác đấu giá nhưng giỏ trỳng đấu giá thường không cao, làm tổn hại tới nguồn thu của Thành phố, đồng thời bước giá trúng thầu thường chênh lệch khá cao, khiến người trỳng giỏ có khi không chịu nổi mức giá cao có thể chấp nhận mất tiền bảo lãnh, bỏ không nộp tiền trúng đấu giá.