Quan niệm về xã hội tôn giáo

Một phần của tài liệu Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội (Trang 51 - 52)

- Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái này đã có cái kia.

d.Quan niệm về xã hội tôn giáo

Là nhà triết học duy vật triệt để và vô thần nhất của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, Đ.Điđrô phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, coi Thượng đế chỉ là sự thần thánh hoá các điều kiện sống hiện thực của con người. Không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà là con người sáng tạo ra tôn giáo.

Ông viết: "Nếu như lý tính là của trời cho và tín ngưỡng cũng tương tự như vậy, nghĩa là trời cho chúng ta hai vật không thể dung hợp được với nhau… Để loại trừ bế tắc đó, cần phải thừa nhận rằng tín ngưỡng là một nguyên lý huyền thoại, không tưởng". Ông chỉ ra sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo: Khoa học thì hướng tới vũ trang cho chúng ta quan niệm đúng về thế giới, làm cho con người lớn mạnh thêm lên, còn tôn giáo thì chỉ đem lại những điều ảo tưởng, làm cho con người mềm yếu đi. "Thượng đế của những người Cơ đốc giáo - đó là người bố chỉ coi trọng những đám mây, chứ chẳng để tâm gì đến những đứa con của mình" trên trần gian cả. Đ.Điđrô kịch liệt phê phán những quan niệm đạo đức của tôn giáo, coi đó chỉ là trò giáo dục con người tới chỗ cả tin vào số mệnh. Thực chất, tôn giáo chỉ là sợi dây cương yếu ớt ngăn chặn các hành vi phạm tội của con người. Khẳng định chính môi trường và hoàn cảnh tạo nên bộ mặt trí tuệ và đạo đức của con người, Đ.Điđrô kêu gọi xoá bỏ các quan hệ phong kiến của nước Pháp, cái đã thông qua tôn giáo làm hư hỏng con người, đồng thời kêu gọi xây dựng một cuộc sống hiện thực chứ đừng tin vào tôn giáo.

Tuy nhiên Đ.Điđrô chưa nhận thấy cơ sở kinh tế - xã hội của sự tồn tại tôn giáo. Ông mới chỉ thấy được nguồn gốc nhận thức của nó là từ sự kém hiểu biết và từ tâm lý sợ chết của con người. Vì vậy, ông đã sai lầm khi cho rằng, để xoá bỏ tôn giáo chỉ cần xoá bỏ nỗi lo sợ của con

người, chỉ cần mở rộng hệ thống giáo dục trong nhân dân, đồng thời tiêu diệt giới tu hành. Tuy còn hạn chế như trên nhưng sự phê phán tôn giáo của Đ.Điđrô đã mang nhiều yếu tố tích cực trong bối cảnh lịch sử lúc đó của nước Pháp và Tây Âu.

Một phần của tài liệu Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội (Trang 51 - 52)