Thực thể tinh thần (Tư duy)

Một phần của tài liệu Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội (Trang 47 - 48)

- Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái này đã có cái kia.

Thực thể tinh thần (Tư duy)

minh tính ý niệm của toàn bộ thế giới hiện thực; ngược lại, ông vẫn khẳng định sự tồn tại khách quan của chúng. Điều đó cũng có nghĩa là R.Đêcactơ không phải nhà duy tâm chủ quan như G.Béccơli.

Bên cạnh những hạn chế nói trên, luận điểm "Cogito, ergo sum" của R.Đêcactơ, xét trong bối cảnh bấy giờ, có ý nghĩa tích cực: nó chống lại quan niệm giáo điều, giáo lý nhà thờ, đồng thời nó đề cao vai trò đặc biệt của lý tính, của trí tuệ con người, coi đó là chuẩn mực đánh giá suy nghĩ và hành động của con người; nó có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ sự phát triển của khoa học lý thuyết hồi đó.

b. Quan niệm về thế giới

Trong nghiên cứu về tự nhiên, R.Đêcactơ là một người duy vật. Thừa nhận tính khách quan của thế giới vật chất, R.Đêcactơ cho rằng tất cả các sự vật trong thế giới, kể cả các hành tinh, đều được cấu trúc từ vật chất. Tiếp thu những phát kiến của G.Galilê về mặt trăng và một số hành tinh khác, ông chứng minh mọi hành tinh đều được cấu tạo từ vật chất như trái đất.

Ông chịu ảnh hưởng của các quan niệm cơ học, máy móc về về thế giới, coi vận động không phải cái gì khác ngoài sự hoạt động, mà qua đó một vật được chuyển vị trí từ chỗ này sang chỗ khác. Ông quy toàn bộ các dạng vận động thành vận động cơ học đơn thuần; không coi vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất mà chỉ xem là biểu hiện cá biệt của các sự vật một cách bề ngoài. Giữa vận động và đứng yên chẳng có mối quan hệ gì với nhau. Ông thừa nhận "cái hích đầu tiên của Thượng đế". Tuy nhiên ông là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về sự bao hàm của vận động, tạo tiền đề cho việc phát minh ra định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của các nhà khoa học sau này.

R.Đêcactơ đã chứng minh tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất. Ông đồng nhất vật chất với quảng tính (sai lầm này dẫn đến lập trường nhị nguyên), chống lại quan niệm "không gian tuyệt đối" và "thời gian tuyệt đối". R.Đêcactơ là người đầu tiên khám phá ra tính chất sóng của ánh sáng, là tác giả của giả thuyết gió xoáy, một trong những giả thuyết đầu tiên về sự hình thành của vũ trụ và thế giới của chúng ta.

Nhưng khi bàn về bản nguyên của thế giới, về nguồn gốc của các sự vật, ông lại cho rằng, có hai loại sự vật thuộc hai thực thể khác nhau: Thực thể thứ nhất là thực thể tư duy, bao gồm các ý niệm, tư tưởng, tổng số các ý thức cá nhân của con người, sự tương đồng giữa chúng. Thực thể thứ hai là thực thể quảng tính hay vật chất, bao gồm những vật thể mang tính chất không gian và thời gian, những vật thể mà các giác quan của chúng ta có thể cảm nhận được. Thực thể là một thế giới hoàn toàn độc lập, không cần và không liên quan đến cái khác, tự nó có thể tồn tại và phát triển được. Tuy nhiên, cả hai thực thể này lại phụ thuộc vào Thượng đế, do Thượng đế sinh ra. Ngoài Thượng đế duy nhất ra, tất cả các sự vật đều thuộc về một trong hai thực thể trên. Con người là vật thể đặc biệt, thuộc về cả hai thực thể. Con người là sự liên kết nhờ Thượng đế, linh hồn và thể xác là hai mảnh hoàn toàn độc lập với nhau.

Tóm lại, có thể hiểu bức tranh khái quát về thế giới trong siêu hình học của R.Đêcactơ như sau:

Thượng đế

Thực thể tinh thần(Tư duy) (Tư duy)

Một phần của tài liệu Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội (Trang 47 - 48)