Sự phê phán triết học Hêghen

Một phần của tài liệu Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội (Trang 59 - 60)

- Hai là: Mỗi dạng tồn tại đều trải qua quá trình vận động, phát triển; quá trình đó được thực hiện trên cơ sở của ba nguyên tắc:

2.3.1. Sự phê phán triết học Hêghen

Sau khi Hêghen mất thì lực lượng kế tục có sự phân chia thành hai phái, phái Hêghen già ủng hộ sự thống trị của "tinh thần tuyệt đối" đối với thế giới hiện thực; phái Hêghen trẻ coi sự thống trị đó là những xiềng xích trói buộc con người. Do chịu ảnh hưởng của các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII và sự phát triển khoa học đầu thế kỷ XIX, Phoi Ơ Bắc đã nhận thấy những mặt rất hạn chế của cả hai phái và bắt đầu thực hiện phê phán toàn bộ triết học Hêghen. Theo ông, triết học Hêghen mắc sai lầm ngay từ khởi điểm xuất phát và cả trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất với tinh thần, giữa con người với thế giới. Hạn chế cơ bản nhất của Hêghen là ở chỗ dựa trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm để xây dựng học thuyết triết học. Cho nên triết học Hêghen không tạo ra được bức tranh trung thực về thế giới. Ông cho rằng muốn xây dựng được một học thuyết triết học đúng đắn phải dựa trên lập trường duy vật. Ông nhận xét "Triết học Hêghen là chỗ ẩn náu cuối cùng, chỗ dựa hợp lý của thần học".

2.3.2. Quan niệm về thế giới

Xuất phát từ luận điểm: "Quan hệ thực sự của tư duy với tồn tại là: tồn tại, chủ thể; tư duy, thuộc tính" Phoiơbắc bảo vệ và chứng minh những nguyên lý duy vật của mình. Ông quan niệm, vật chất có trước, ý thức có sau, tự nhiên tự nó tồn tại và người ta chỉ có thể giải thích tự nhiên xuất phát từ bản thân nó. Ý thức không tự nó tồn tại được vì nó chỉ là sản phẩm của một dạng vật chất.

Nếu như Cantơ quan niệm không gian và thời gian là hình thức "tiên nhiên" thì Phoiơbắc quan niệm, không gian và thời gian tồn tại khách quan, không có vật chất tồn tại vận động bên ngoài không gian và thời gian. Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của các quy luật tự nhiên, của quan hệ nhân quả; thừa nhận sự vận động và phát triển của giới tự nhiên diễn ra một cách khách quan, từ đó dẫn tới sự xuất hiện của đời sống hữu cơ, con người.

Ở đây, Phoiơbắc chưa khắc phục được hạn chế của duy vật siêu hình, coi vật chất như là một cái gì thuần nhất. Tuy thừa nhận vật chất vận động nhưng chưa lý giải được nguồn gốc, động lực, hình thức của vận động.

2.3.3. Quan niệm về nhận thức

Phoiơbắc phê phán hệ thống duy tâm khách quan của Hêghen ở chỗ, coi đối tượng tư duy không có gì khác với bản chất của tư duy. Từ đó ông khẳng định, đối tượng nhận thức nói chung và của triết học nói riêng là giới tự nhiên và con người. Ông kêu gọi: Hãy quan sát giới tự nhiên đi, hãy quan sát

con người đi! Bạn sẽ thấy ở đấy, trước mắt bạn, những bí mật của triết học. Phoi Ơ Bắc cho rằng, chủ thể nhận thức không phải trìu tượng mà là con người cụ thể, con người có khả năng nhận thức được giới tự nhiên, một người thì không thể nhận thức được hoàn toàn thế giới tự nhiên, nhưng toàn bộ loài người thông qua các thế hệ thì có thể nhận thức được. Con người nhận thức được thế giới trước hết thông qua cảm giác; "Bí quyết của sự hiểu biết trực tiếp tập trung trong tính cảm giác".

Phoiơbắc cũng đã xác định được mối quan hệ giữa hình thức nhận thức cảm tính với lý tính, nhưng khi tiến lên giai đoạn tư duy lý tính thì ông không rút ra được kết luận rõ ràng.

Như vậy, Phoiơbắc đã xây dựng quan điểm duy vật về nhận thức; đã khẳng định, con người có khả năng nhận thức. Nhưng trong lý luận nhận thức đã bộc lộ hạn chế ở chỗ, chưa hiểu được quá trình phát triển biện chứng của nhận thức, vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức. Cho nên, quan điểm nhận thức của Phoiơbắc vẫn nằm trong khuôn khổ của những phương pháp suy nghĩ siêu hình.

2.3.4. Quan niệm về con người

Phoiơbắc phê phán Hêghen đã quan niệm con người một cách trìu tượng và thần bí coi đó như một lực lượng siêu tự nhiên; đây là một quan niệm sai. Do vậy, theo ông phải xây dựng một quan niệm mới về con người.

Phoiơbắc quan niệm con người như một thực thể sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có ước mơ, có tình yêu thương; lòng yêu thương vốn là bản chất của con người. Trong con người có sự thống nhất giữa cơ thể với tư duy. Con người không phải là nô lệ của thượng đế hay tinh thần tuyệt đối mà là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả phát triển của tự nhiên.

Thế nhưng trong xã hội con người bị kìm hãm trói buộc bởi giáo lý tôn giáo và bởi các quy định của xã hội. Cho nên, cần phải giải phóng con người khỏi sự ràng buộc đó; nhằm đem lại cho con người một quan niệm mới về chính mình, tạo điều kiện để con người trở nên hạnh phúc. Theo ông, đây cũng là nhiệm vụ của các nhà triết học.

Xác định vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của triết học Phoiơbắc trở thành đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật nhân bản. Đây là mặt tiến bộ so với các nhà trước học trước ông. Tuy nhiên ông đã không thấy được phương diện xã hội của con người. Con người mà ông quan niệm là con người bị tách khỏi điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử. Do vậy về lĩnh vực này ông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của quan điểm duy tâm.

Một phần của tài liệu Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w