Quan niệm về con ngườ

Một phần của tài liệu Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội (Trang 44 - 45)

- Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái này đã có cái kia.

d. Quan niệm về con ngườ

Con người, theo T.Hôpxơ là một thực thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội. Về bản tính tự nhiên, mọi người khi sinh ra đều như nhau, sự khác nhau nhất định giữa họ không lớn. Nhưng con người ai cũng có khát vọng và nhu cầu riêng của mình. Đây là tiền đề để con người làm điều ác. Mỗi người đều ích kỉ, vì lợi ích riêng của mình mà có thể chà đạp tất cả. "Con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả chó sói, gấu và rắn". Mỗi người hành động trước tiên là "vì tính ích kỉ yêu bản thân mình chứ không phải vì xã hội, không phải vì lợi ích của người khác". Vì thế mà đẩy loài người đến chiến tranh liên miên, gây ra bao nhiêu đau khổ và chết chóc. Công lý và khoa học về pháp quyền, bởi vậy, luôn luôn bị bác bỏ bởi những ngòi bút và thanh kiếm. Theo T.Hôpxơ, bản tính tự nhiên của con người đó là tính ích kỉ; trạng thái xã hội mà con người sống là "một cuộc chiến tranh của tất cả chống lại tất cả".

Tuy nhiên, theo T.Hôpxơ, "trạng thái tự nhiên" trên đây của con người ngày nay không còn nữa; nó tồn tại một cách trọn vẹn ở thời nguyên thuỷ xa xưa. Tư tưởng của T.Hôpxơ được

Đácuyn áp dụng vào thế giới động vật và phát hiện ra quy luật đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên của các loài sinh vật. Sau đó những người theo chủ nghĩa Đácuyn xã hội truyền bá, áp dụng trở lại xã hội.

Quam niệm của T.Hôpxơ mặc dù chưa đánh giá đúng mức đặc trưng riêng của loài người so với loài vật, chưa thấy được bản tính xã hội, tính nhân loại của con người, nhưng nó mang những yếu tố hợp lý nhất định: Một mặt, nó cho thấy sự tương đồng nào đó giữa loài người và loài vật, mặt khác, nó chỉ ra rằng, chính lợi ích của các cá nhân là một trong những động lực trực tiếp của hoạt động của con người và phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w