Quan niệm về xã hộ

Một phần của tài liệu Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội (Trang 60)

- Hai là: Mỗi dạng tồn tại đều trải qua quá trình vận động, phát triển; quá trình đó được thực hiện trên cơ sở của ba nguyên tắc:

2.3.5. Quan niệm về xã hộ

Trong quan niệm về tự nhiên, Phoiơbắc là nhà duy vật; còn trong quan niệm về xã hội ông lại thể hiện quan điểm duy tâm. Ông khẳng định những thời kỳ lịch sử loài người sở dĩ khác nhau chỉ do những thay đổi các hình thức tôn giáo; thay thế tôn giáo cũ bằng tôn giáo mới sẽ làm cho xã hội tiến lên. Ở đây, Phoiơbắc chưa thấy được vai trò của thực tiễn xã hội quyết định sự vận động phát triển của xã hội loài người.

Khi bàn đến tôn giáo, Phoiơbắc cho rằng, tôn giáo là sản phẩm tất yếu của tâm lý cá nhân và của sự tưởng tượng của con người. Tôn giáo thể hiện sự mềm yếu, bất lực của con người trước sức mạnh tự nhiên và điều kiện của xã hội. Chính con người đã bày đặt ra thần thánh bằng cách trìu tượng hóa bản chất con người. Do vậy, cần thay thế tôn giáo cũ bằng thứ tôn giáo mới không cần có thần thánh, chúa trời mà lấy tình yêu giữa người với người làm nền tảng.

Những quan điểm trên đây của Phoiơbắc về cơ bản vạch ra được nguồn gốc tâm lý con người đối với tôn giáo. Tuy nhiên, ông chưa chỉ rõ nguồn gốc thực sự của tôn giáo, chưa đề cập đến những cơ sở kinh tế - xã hội của vấn đề.

Mặc dù còn những hạn chế siêu hình trong quan điểm về tự nhiên duy tâm trong quan điểm về xã hội, chưa có quan điểm duy vật triệt để về con người nhưng Phoiơbắc đã có công lao trong việc khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật chống lại quan điểm duy tâm và tôn giáo; vì thế, quan điểm duy vật của Phoiơbắc cùng với tư tưởng biện chứng của Cantơ và phép biện chứng của Hêghen trở thành tiền đề lý luận hình thành triết học Mác - Lênin.

Một phần của tài liệu Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w