6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
2.3.2 Định hướng phát triển TMĐT tại Khánh Hòa
Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục gây ra những khó khăn to lớn cho nền kinh tế của nhiều nước. Trong bối cảnh đó, việc định hướng phát triển của TMĐT có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh nhà.
Theo kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và căn cứ tình hình thực tế của tỉnh, mục tiêu đến năm 2015 sự phát triển TMĐT của tỉnh Khánh Hòa phấn đấu đạt được những mục tiêu chủ yếu sau:
a) Các doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch TMĐT, loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó thúc đẩy:
- 100% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp;
- 70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng;
- 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý; - 5% doanh nghiệp tham gia các mạng kinh doanh điện tử theo mô hình trao đổi chứng từ điện tử dựa trên chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử.
b) Thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch TMĐT loại hình B2C hoặc B2B, trong đó:
- 45% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp;
- 30% doanh nghiệp tham gia các website TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
c) Thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia các website TMĐT để mua các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT loại hình B2C.
e) Phần lớn dịch vụ công liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được thúc đẩy phát triển.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã trình bày một cách khái quát về TMĐT cũng như thực trạng TMĐT tại Việt Nam và Khánh Hòa. Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm xây dựng và đánh giá các thang đo lường những khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định các mô hình lý thuyết cùng với các giả thuyết đã đặt ra ở chương 1.
Nội dung chương 3 bao gồm: (1) Phương pháp nghiên cứu, (2) Quy trình nghiên cứu, (3) Quy trình chọn mẫu, (4) Mô tả bảng câu hỏi, thang đo, (5) Xử lý và phân tích dữ liệu và (6) Kết luận.
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Như đã trình bày ở phần mở đầu, nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: (1) Nghiên cứu sơ bộ (phương pháp định tính) bằng phương pháp chuyên gia nhằm thiết lập bảng câu hỏi để sử dụng cho việc nghiên cứu chính thức tiếp theo, (2) Nghiên cứu chính thức (phương pháp định lượng) bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cá nhân đã từng tham gia giao dịch TMĐT B2C thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã được đặt ra.