Nhận thức tính dễ sử dụng (PEOU)

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định sử dụng thương mại điện tử tại thành phố nha trang (Trang 25 - 26)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.3.2.2 Nhận thức tính dễ sử dụng (PEOU)

Nhận thức tính dễ sử dụng (PEOU) được hiểu là “mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không cần nỗ lực” (David, 1989). PEOU có ảnh hưởng đến ý định sử dụng và ý định sử dụng sẽ ảnh hưởng đến sử dụng thật sự. Nếu người dùng nhận thấy việc tìm kiếm thông tin, xác định thông tin về sản phẩm/dịch vụ cũng như việc đặt một đơn hàng là dễ dàng, họ sẽ dễ tham gia vào TMĐT hơn.

Ngoài ra, Davis (1989) đã chỉ ra rằng “Nhận thức sự dễ sử dụng” có liên quan đến việc sử dụng CNTT và nó có ảnh hưởng gián tiếp đến cách sử dụng thông qua “Nhận thức sự hữu dụng”. Điều này là dễ hiểu bởi vì nếu người dùng gặp khó khăn trong việc sử dụng máy vi tính – điều cản trở việc thực hiện các giao dịch với rất nhiều e ngại và bỡ ngỡ, họ phải tốn nhiều thời gian để tìm hiểu cách mua hàng trực tuyến. Giả thuyết đề xuất:

H2: Nhận thức tính dễ sử dụng của việc mua sắm trực tuyến có mối quan hệ cùng chiều với thái độ và ý định mua sắm trực tuyến.

1.3.2.3 Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ (PRP)

Do đặc tính “không sờ thấy được” của các sản phẩm/dịch vụ trong bối cảnh ảo của mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng cảm thấy lo lắng khi giao dịch trực tuyến (Park, Ahn và Lee, 2004; Ueltschy, Krampf và Yannopoulos, 2004). Họ e ngại về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, về chính sách đổi, trả lại và giá cả. Những lo lắng và sự e ngại này làm cho người tiêu dùng nghĩ rằng có những rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. Do đó họ sẽ không sẵn lòng giao dịch. Giả thuyết đề xuất:

H3: Nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của việc mua sắm trực tuyến có mối quan hệ ngược chiều với thái độ và ý định mua sắm trực tuyến.

1.3.2.4 Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến (PRT)

Mua bán trên Internet là môi trường thuận lợi để thực hiện các hành vi gian lận bởi người bán và người mua không được gặp trực tiếp và người mua chỉ có thể biết thông tin về hàng hóa thông qua hình ảnh mô tả trên website chứ không kiểm tra chất lượng hàng, chính vì vậy, người tiêu dùng vẫn còn ngần ngại khi mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên, không chỉ có người mua mới trở thành nạn nhân, nhiều người bán hàng trên mạng internet cũng rơi vào cảnh giao hàng rồi mà không được thanh toán hay bị thanh toán bằng thẻ tín dụng giả.

Pavlou (2003) cho rằng người tiêu dùng nhận thức rủi ro trong giao dịch trực tuyến là bởi vì họ lo ngại các gian lận về tài chính và thông tin cá nhân có thể bị bên thứ ba (những trang bán hàng giả danh, địa chỉ và các dịch vụ rao vặt ảo,...) đánh cắp và sử dụng vào mục đích xấu cũng như quyền riêng tư có thể bị xâm phạm. Họ cũng lo ngại có thể bị mất thời gian, công sức cho việc chuyển tiền mặt hay phải đợi lâu để hàng hóa/dịch vụ đến được tay mình, hay trường hợp bên bán nhận được tiền nhưng lại không chuyển hàng hóa/dịch vụ hoặc chuyển hàng hóa/dịch vụ kém chất lượng, không đúng yêu cầu. Do vậy, người tiêu dùng sẽ không sẵn lòng giao dịch.

Giả thuyết đề xuất:

H4: Nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến của việc mua sắm trực tuyến có mối quan hệ ngược chiều với thái độ và ý định mua sắm trực tuyến.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ và ý định sử dụng thương mại điện tử tại thành phố nha trang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)