ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ơ đầm nha phu (Trang 25 - 71)

3.1.1. Giao thông, cảng sông, biển

- Giao thông đường thủy trên Đầm Nha Phu là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc đi lại, giao thương, vận chuyển hàng hoá, neo đậu tàu thuyền của nhân dân trong vùng từ bao đời nay và phục vụ cho các tour, tuyến du lịch. Tại khu vực như: Bến du lịch Long Phú, Ninh Vân đã xây dựng bến cảng phục vụ cho tuyến du lịch cho các đảo như: Suối Hoa Lan, Đảo Khỉ v.v..

3.1.2. Số hộ

- Trong điều tra KT - XH của dân cư sống ở ven Đầm Nha Phu, đa số các hộ phụ thuộc vào nghề làm biển, khai thác các nghề như: Giã cào, Lờ Trung Quốc, họ Lưới rê, Đăng, Nò. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát 100 hộ dân làm nghề khai thác thủy sản. Liên quan đến vùng ven Đầm và đã tiến hành khảo sát ở 7 xã (phường) như sau: Vĩnh Lương 30 hộ, Ninh Ích 30 hộ, Ninh Lộc 10 hộ, Ninh Phú 10 hộ, Ninh Hà 10 hộ, Ninh Giang 05 hộ, Ninh Vân 05 hộ.

3.1.3. Trình độ văn hoá của chủ hộ

Bảng 1: Trình độ học vấn của chủ hộ Stt Trình độ học vấn Số hộ Tỷ lệ ( % ) 1 Cấp 1 65 65 2 Cấp 2 30 30 3 Cấp 3 1 1 4 Không biết chữ 4 4

- Qua bảng điều tra của 100 hộ ta thấy trình độ học vấn của từng địa phương ta đánh giá như sau:

+ Cấp I : chiếm 65% + Cấp II : chiếm 30% + Cấp III : chiếm 1% + Không biết chữ: chiếm 4%

- Điều này làm ảnh hưởng đến việc đào tạo, cập nhật và thu thập những thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp thu những kiến thức mới vào thực tiễn của sản xuất trong nông nghiệp cũng như thủy sản.

3.1.4. Độ tuổi của chủ hộ.

- Độ tuổi của chủ hộ cũng là vấn đề cần quan tâm ngoài trình độ học vấn. Nó quyết định thành quả lao động của hộ. Ngoài sức khỏe, độ tuổi cũng quyết định khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng vào nghề nghiệp để tăng mức thu nhập trong các sinh kế của người dân.

Bảng 2: Độ tuổi của chủ hộ Stt Nhóm tuổi Tần suất Tỷ lệ (%) 1 Từ 16 – 25 tuổi 2 2 2 Từ 26 – 35 tuổi 15 15 3 Từ 36 – 45 tuổi 37 37 4 Từ 46 – 55 tuổi 32 35 5 Từ 55 – 60 tuổi 9 9 6 Trên 60 tuổi 5 5

- Qua quan sát 100 hộ ta thấy rằng: + Lớp tuổi từ 16 - 25: tỷ lệ 2% + Lớp tuổi từ 26 - 35: tỷ lệ 15%. . + Lớp tuổi từ 36 - 45: tỷ lệ 37% + Lớp tuổi từ 46 - 55: tỷ lệ 35%. + Lớp tuổi từ 55 – 60: tỷ lệ 9% + Lớp tuổi trên 60: tỷ lệ 5%

- Hai nhóm tuổi: từ 26- 35 và từ 36- 45 là những người có khả năng tiếp thu tốt khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào thực tế sản xuất nhưng lại có một tỷ lệ tương đối thấp.

3.1.5. Phương tiện nghề khai thác.

Bảng 3: Phương tiện (Thuyền)

Phương tiện Số hộ Tỷ lệ (%) Có thuyền 90 90 Không có thuyền 10 10 Tổng hộ 100 100 Bảng 4: Tỷ lệ thuyền máy Thuyền Số hộ Tỷ lệ (%)

Thuyền không gắn máy 30 33.3

Thuyền máy 60 66.7

- Như vậy, hầu hết các hộ tham gia nghề khai thác thủy sản ven bờ đều có thuyền đánh bắt, đa số các thuyền có thể gắn máy với công suất nhỏ hoặc không gắn máy, thúng chai. Do khai thác vùng ven Đầm Nha Phu, nên việc thuyền có gắn máy hay không cũng không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đánh bắt.

3.1.6. Các nghề khai thác chủ yếu

- Vùng Đầm Nha Phu có các nghề khai thác sau: Họ lưới rê (lưới đáy, lưới rê, lưới bén), Lưới kéo (giã cào, cào hến), lờ Trung quốc, Đăng, Nò, nghề khác (câu, soi, bẩy nhử tôm hùm giống.v. v.). Cơ cấu nghề KTTS và thời gian hoạt động như sau:

Bảng 5: Cơ cấu các loại nghề khai thác thủy sản. Stt Loại nghề Tần suất Tỷ lệ (%) 1 Đăng, Nò 17 17 2 Giã cào 16 16 3 Lờ Trung quốc 22 22 4 Họ lưới rê 45 45 5 Tổng cộng 100 100

Đồ thị 03: Cơ cấu các loại nghề khai thác thủy sản.

- Các nghề khai thác thủy sản nêu trên, nghề chiếm tỷ lệ nhiều nhất là Họ lưới rê, Lờ Trung Quốc, Giã cào, Đăng, Nò, nghề khác. Các loại nghề khác chiếm tỷ lệ không đều nhau trong tất cả các nghề khai thác thủy sản. Đó là thực trạng nghề cấm khai thác trong đầm, gây áp lực lên nguồn lợi thủy sản ven bờ.

- Thời gian khai thác cho từng loại nghề:

Bảng 6: Tần suất về thời gian khai thác thủy sản theo nghề

Nghề Cả ngày lẫn đêm Đêm Ngày Tổng nghề

Đăng, Nò 17 17

Giã cào 10 6 16

Lờ Trung Quốc 22 22

Họ lưới rê 30 15 45

Tổng nghề 39 40 21 100

- Như vậy, trong các loại nghề KTTS thì thời gian khai thác chủ yếu là cả ngày lẫn đêm chiếm tỷ lệ 39%, nghề khai thác ban đêm chiếm tỷ lệ 40%, nghề khai thác ban ngày chiếm tỷ lệ 21%. Do đặc điểm sinh học của các loài cá, nhu

cầu mưu sinh, ngư dân khai thác rất vất vả. Đặc biệt là ban đêm họ phải làm việc trên sông nước để đảm bảo cuộc sống cho gia đình họ.

- Nhìn chung, rất nhiều nghề khai thác ở đây, với mục đích đánh bắt càng được nhiều các loài thủy sản có thể tiêu thụ được là càng tốt. Một số nghề có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản như Đăng, Nò, Lưới kéo, ngay cả lờ Trung Quốc, Xiết điện.

3.1.7.Thu nhập trong ngày và số ngày khai thác

Bảng 7: Thu nhập trong ngày

Nghề Chỉ tiêu Giá trị

Số hộ điều tra 16

Thu nhạp nhỏ nhất trong ngày (đ) 100000 Thu nhập lớn nhất trong ngày (đ) 800000

Thu nhập trung bình ngày (đ) 450000

Lưới kéo

Thu nhập phổ biến (mod) 200000

Số hộ điều tra 22

Thu nhập nhỏ nhất trong ngày (đ) 100000 Thu nhập lớn nhất trong ngày (đ) 300000

Thu nhập trung bình ngày (đ) 200000

Lờ Trung Quốc

Thu nhập phổ biến (mod) 200000

Số hộ điều tra 17

Thu nhập nhỏ nhất trong ngày (đ) 100.000 Thu nhập lớn nhất trong ngày (đ) 500.000

Thu nhập trung bình ngày (đ) 200.000

Sử dụng Đăng, Nò

Thu nhập phổ biến (mod) 200.000

Số hộ điều tra 45

Thu nhập nhỏ nhất trong ngày (đ) 100.000 Thu nhập lớn nhất trong ngày (đ) 200000

Thu nhập trung bình ngày (đ) 200.000

Sử dụng Họ lưới rê

Thu nhập phổ biến (mod) 200.000

- Qua bảng điều tra về thu nhập nhận thấy: Thu nhập của các hộ lớn nhất trong một ngày đối với nghề Giã cào là 800.000đ, thấp nhất là 100.000đ. Còn các nghề như: Lờ Trung Quốc, Đăng, Nò, Họ lưới rê vào khoảng 100.000đ ÷ 300.000đ. Trong khi đó, các nghề Lờ Trung Quốc, Đăng (Nò), Họ lưới rê sử dụng với 02 lao động.

Bảng 8: Số ngày khai thác trong 01 tháng Nghề Chỉ tiêu đánh giá Tổng cộng Số ngày đánh bắt lớn nhất/ tháng 25 Số ngày đánh bắt nhỏ nhất / tháng 12 Số ngày đánh bắt trung bình / tháng 15 Lưới kéo

Số ngày khai thác phổ biến (mod) 20 Số ngày đánh bắt lớn nhất/ tháng 30 Số ngày đánh bắt nhỏ nhất / tháng 15 Số ngày đánh bắt trung bình / tháng 25 Lờ Trung Quốc

Số ngày khai thác phổ biến (mod) 25 Số ngày đánh bắt lớn nhất/ tháng 30 Số ngày đánh bắt nhỏ nhất / tháng 30 Số ngày đánh bắt trung bình / tháng 30 Sử dụng Đăng, Nò

Số ngày khai thác phổ biến (mod) 30 Số ngày đánh bắt lớn nhất/ tháng 25 Số ngày đánh bắt nhỏ nhất / tháng 15 Số ngày đánh bắt trung bình / tháng 20 Sử dụng Họ lưới rê

Số ngày khai thác phổ biến (mod) 20

Số ngày đánh bắt lớn nhất/ tháng 30

Số ngày đánh bắt nhỏ nhất / tháng 12

Số ngày đánh bắt trung bình / tháng 20

Độ phổ biến chung 15

Nhận xét:

+ Qua bảng điều tra về điều kiện kinh tế - xã hội nhận thấy: Hầu hết tàu thuyền khai thác thủy sản ven ĐNP là những tàu có công suất nhỏ, tàu không gắn máy, khai thác những nghề như: Lờ Trung Quốc, Giã cào, Họ lưới rê có kích thước nhỏ.

+ Các nghề này khai thác liên tục không tuân theo mùa vụ trong khu vực ĐNP, và không có khả năng chọn lọc đối tượng khai thác. Ngày đánh bắt lớn nhất là 30 ngày, nhỏ nhất là 12 ngày.

+ Kinh phí đầu tư cho các nghề này là không lớn.

+ Đa số các hộ sống quanh ĐNP là những hộ cần cù lao động, chịu khó để tìm kiếm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình. Phần lớn các hộ đều nghèo,

trình độ dân trí còn thấp, thu nhập thấp và bấp bênh. Nguồn thu nhập chính của các hộ tập trung chủ yếu vào khai thác thủy sản ven bờ chiếm 90% hộ / 2780 hộ (năm 2012). Qua điều tra phỏng vấn, ý kiến hiện nay của đa số các hộ dân cho biết: kích thước, nguồn lợi và sản lượng thủy sản thu được trên một mẻ lưới đã bị suy giảm từ 30% ÷ 60% so với những năm 2000 trở về trước, còn so với năm 2008 trở về trước giảm 50% ÷ 80% dẫn đến nguồn thu nhập của các hộ bị giảm rõ rệt. Thu nhập của các hộ lớn nhất trong một ngày đối với nghề Giã cào là 800.000đ, thấp nhất là 100.000đ. Còn các nghề như: Lờ Trung Quốc, Đăng, Nò, Họ lưới rê vào khoảng 100.000 ÷ 300.000đ. Chi phí sinh hoạt của mỗi hộ chủ yếu tập trung vào nguồn thu từ khai thác thủy sản. Chính vì thế tạo một áp lức rất lớn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ.

3.2. THỰC TRẠNG NGHỀ KHAI THÁC THỦY SẢN KHU VỰC ĐNP 3.2.1. Thực trạng ngư trường nguồn lợi thủy sản 3.2.1. Thực trạng ngư trường nguồn lợi thủy sản

- Theo kết quả điều tra, ven Đầm Nha Phu vẫn tồn tại hơn 100 loài thủy sản khác nhau, trong đó cá chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 70 loài. Các loài Thủy sản thường xuất hiện và là nguồn cá khai thác chính của nông hộ bao gồm: Tôm đất, tôm rằn, tôm sú, cua xanh, ghẹ, các loại cá: cá Đối, cá Căng, cá Mú, cá Hanh, cá Móm, cá Sơn, cá liệt, cá Kình, cá Trích, cá Mòi, cá Bống, cá Đục,.... Các loài cá này xuất hiện theo mùa, rộ nhất là từ tháng 3 đến tháng 7. Đa số các loài cá này kích thước nhỏ.

3.2.1.1. Các loài cá thường gặp

- Cá biển được khảo sát dựa vào hoạt động đánh bắt của ngư dân ở ven Đầm Nha Phu. Các loài cá có giá trị kinh tế được đánh bắt thuộc các họ cá Đối, cá Dìa, cá Liệt, cá Ông Căn, cá Bống, cá Hồng, cá Mú, cá Rô phi …, trong đó nguồn lợi cá Đối quan trọng nhất, sau đó là cá Dìa, cá Liệt, cá Căng, cá Sơn.

- Trong mùa mưa lũ, độ mặn xuống thấp, một số loài cá đặc trưng cho vùng nước ngọt di cư về vùng cửa sông nên trong mùa lũ, gặp rất nhiều các loài cá nước ngọt tại đây như: cá Dưng, cá Vền, cá Chép, cá Giếc, cá Rô.

3.2.1.2. Các loài thủy sản khác 3.2.1.2.1. Động vật thân mềm 3.2.1.2.1. Động vật thân mềm

- Ngoại trừ các loài Vẹm xanh, Ngêu, Ốc, Điệp, Hầu, các loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế rất hiếm gặp. Nhiều ngư dân cho biết trước đây, những loài động vật thân mềm hiện nay đang giảm đáng kể.

+ Corbicula sp - Hến

Nói đến những món ăn như: Sò Huyết, Ngêu, Điệp, Vẹm Xanh, Hến là đặc sản nổi tiếng của Khánh Hòa: Nó một nguồn lợi phong phú được khai thác quanh năm trừ mùa mưa. Các loài thủy sản không những được bán ở địa phương mà còn được bán đi các tỉnh khác, chúng phân bố khắp mọi nơi. Ngoài ra, người dân khai thác chủ yếu bằng lưới cào với ghe máy hoặc đi bộ.

3.2.1.2.2. Giáp xác.

- Đã thu thập và xác định được 6 loài cua (Cua đất, Cua bùn, Cua xanh, Cua đen, Cua lửa, Cua sen), 4 loài ghẹ (Ghẹ xanh, Ghẹ đỏ , Ghẹ ba chấm) có giá trị kinh tế cao như: Cua xanh, Cua bùn, Cua đất, Ghẹ xanh, Tôm rảo, Tôm đất… Các loài giáp xác là thành phần quan trọng trong việc khai thác của các ngư cụ như Đăng, nò, Lờ Trung Quốc. Các loài giáp xác bị khai thác quá mức, có kích thước nhỏ để cung cấp cho địa phương và các tỉnh lân cận.

*. Họ PENAEIDAE - Họ tôm He

+ Penaeus monodon Fabricius, 1798 (tôm Sú) + Penaeus merguiensis de Man, 1888 (tôm Bạc thẻ) + Metapenaeus ensis de Haan, 1850 (tôm Rảo đất).

- Tôm được đánh bắt quanh năm. Ngư cụ để khai thác chính đó chính là đăng, nò, đáy, Lờ Trung Quốc, lưới kéo, Họ lưới rê.

*. Họ PORTUNIDAE - Họ Ghẹ

+ Portunus pelagicus (Linnaeus, 1766) (ghẹ Xanh) + Portunus sanguinolentus (Herbst) (ghẹ Ba chấm) + Scylla spp, 1949 (Cua Bùn)

- Nhóm ghẹ được khai thác tập trung từ tháng 1 đến tháng 7, đặc biệt là tháng 4, 5. Khi nồng nộ muối tăng cao, ghẹ vào cửa sông và ngư dân khai thác. Ngư dân sử dụng nghề lồng bẫy để thực hiện việc khai thác Cua, Ghẹ.

3.2.1.3. Các thảm cỏ biển và Rưng ngập mặn ở khu vực đầm Nha Phu.

- Hệ sinh thái đặc trưng của đầm Nha Phu là rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Các hệ sinh thái này góp phần quan trọng làm nên tính đa dạng sinh học trong đầm. Nhờ lớp phủ thực vật của đất ngập nước, sự cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển khiến vi khí hậu địa phương được ổn định đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa; làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất của dòng chảy mặt và được coi như “bể lọc” tự nhiên, nó có tác dụng giữ lại những chất lắng đọng và chất độc.

Ngoài ra khu vực này là nơi trú ngụ, kiếm ăn của các loài thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời là nơi cung cấp nguồn giống quan trọng phục vụ cho nghề nuôi trồng thủy sản ven đầm.

- Nhà nghiên cứu Lewis (1984) cho rằng trong các đồng cỏ biển, các động vật sống bám trên lá cỏ (epifauna) đa dạng và phong phú hơn nhiều so với động vật sống bám trên các loài rong biển có kích thước lớn. Staples (1985) cho thấy hậu ấu trùng của loài tôm Penaeus esculentus và Penaeus semisulcatus bám rất nhiều trên lá cỏ biển.

- Sự xác định các đồng cỏ biển là vườn ươm, nơi nuôi dưỡng ấu thể sinh vật đã giúp cho việc quản lý và ngăn chặn hoạt động của các loại lưới cào trong các vùng có cỏ biển. Nghiên cứu nguồn giống và các sinh vật non trong hệ sinh thái cỏ biển nhằm xác định vai trò của các thảm cỏ biển đối với nguồn lợi sinh vật nhằm giúp cho việc quản lý và bảo vệ tài nguyên sinh vật trong hệ sinh thái.

- Do nguồn giống sinh vật non khá phong phú nên các nghề khai thác như: Đăng, Nò, Lờ Trung Quốc, Giã cào, Họ lưới rê rất phổ biến, đã gây chết các thảm cỏ, suy giảm nguồn lợi. Việc khai thác bừa bãi như hiện nay đã làm suy giảm hệ sinh thái, làm suy giảm nguồn lợi, hiệu quả khai thác kém vì tỷ lệ sống thấp do vận chuyển.

3.2.2. Cơ cấu nghề khai thác 3.2.2.1. Cơ cấu theo nghề 3.2.2.1. Cơ cấu theo nghề

Bảng 9: Cơ cấu nghề khai thác theo hộ gia đình và năm Số hộ gia đình (số hộ (%)) STT Nghề khai thác 2008 2009 2010 2011 2012 1 Sử dụng xiết điện 50 (1.7) 20 (0.7) 15 (0.5) 0 (0) 0 (0) 2 Lờ Trung Quốc 710 (23.7) 750 (25.2) 760 (26.0) 793 (28.5) 893 (32.) 3 Họ Lưới rê 894(29.8) 910 (30.5) 885 (30.3) 785 (28.2) 789(28.4) 4 Lưới kéo 390 (13.0) 390 (13.0) 375 (12.8) 344 (12.3) 340 (12.2) 5 Nghề đăng, nò 311 (10.4) 270 (9.2) 241 (8.2) 214 (7.6) 214 (7.6) 6 Cắt Rong mơ 400 (13.4) 400 (13.4) 400 (13.7) 400 (14.3) 400 (14.3) 7 Nghề khác 240(8.0) 240 (8.0) 244 (8.3) 244 (8.7) 244 (8.7) Tổng 2995 2980 2925 2780 2780

Đồ thị 04: Bảng đồ nghề khai thác của từng địa phương qua từng năm.

- Trên khu vực nghiên cứu có 5 nghề chính là: Lưới kéo (Giã cào), Họ Lưới rê, Lờ Trung Quốc, Đăng, Nò và nghề sử dụng kích điện; còn các nghề khác là, câu, soi,.... Năm 2008, số hộ khai thác đạt tỷ lệ: Xiết điện (1.7%), Lờ Trung Quốc

(23.7%), họ Lưới rê (29.8%), Lưới kéo (13%), Đăng (10.4%), Rong mơ (13.4%), nghề khác (8%). Năm 2012 thì số hộ tham gia khai thác đạt tye lệ: Xiết điện (0%), Lờ Trung Quốc (32.1%), họ Lưới rê (28.4%), Lưới kéo (12.2%), Đăng (7.6%), Rong mơ

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ơ đầm nha phu (Trang 25 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)