Nội dung về giải pháp quản lý nghề

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ơ đầm nha phu (Trang 57 - 59)

3.4.2.1. Căn cứ đề xuất

- Thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp ngư dân, hiện nay nguồn lợi thủy sản trong vùng ngày càng cạn kiệt, sản lượng giảm đi rất nhiều so với những năm trước đây. Kích thước của đối tượng khai thác ngày càng giảm, nếu không hổ trợ về mặt sinh kế để chuyển đổi những nghề có tính hủy diệt cao hay kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với quy định thì họ không đủ nuôi sống bản thân và gia đình.

3.4.2.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp

- Xây dựng các quy định cấm hoạt động, hạn chế hoạt động khai thác đối với nghề Lờ Trung Quốc, nghề Đăng, Nò, Giã cào và Họ lưới rê có kích thước mắt lưới nhỏ. Quy hoạch những khu vực được phép hoạt động và không hoạt động để nghề Lưới kéo, Lờ Trung Quốc, Đăng, Nò tham gia khai thác đánh bắt. Không cấp phép cho những tàu làm nghề lưới kéo tham gia hoạt động khai thác trong vùng.

- Ngoài số lượng nghề đang hoạt động, không cấp phép khai thác thêm cho những tàu thuyền khác, dần dần sẽ giảm số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác trong khu vực.

- Tàu cá có công suất dưới 20CV phân cấp về cho địa phương quản lý đã từng bước nắm chắc số lượng tàu cũng như nghề khai thác hoạt động trong từng khu vực.

- Xây dựng các dự án gắn liền với mục đích của việc giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi thủy sản trong vùng, loại bỏ các phương pháp khai thác mang tính hủy diệt.

- Dạy nghề và tạo cơ hội việc làm nhằm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp khi thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp.

- Thực hiện các mô hình chuyển đổi nghề nghiệp vùng bờ như khai thác khơi, nuôi trồng thủy sản sinh thái, du lịch sinh thái...

- Không cho phát triển những nghề có kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với quy định, sắp xếp quy hoạch lại cơ cấu nghề khai thác, khoanh vùng quản lý đối với từng nghề khai thác.

- Chuyển đổi những nghề khai thác có tính hủy diệt như các nghề dùng điện, chất nổ sang những nghề khai thác truyền thống hay tạo nguồn thu nhập khác cho cộng động người dân hoạt động các nghề này.

- Các biện pháp khả thi: Các ngành nghề thủ công, quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác hỗ trợ cho du lịch sinh thái.

3.4.2.3. Tính khả thi của giải pháp

- Hiện nay, Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương và địa phương đã ban hành về việc không cho phát triển những tàu có công suất nhỏ, đồng thời quy định một số nghề không được hoạt động tại tuyến bờ cũng như trong các vùng nước nội địa đã đi sâu vào đời sống của người dân. Bên cạnh đó khu vực nghiên cứu cũng đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều dự án sinh kế, nên việc từ bỏ nghề khai thác mang tính hủy diệt sang các nghề truyền thống hay thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước sẽ thành hiện thực.

- Mới đây Tỉnh Khánh Hòa ta được sự ủng hộ của World Bank (Ngân hàng thế giới) về Dự án bảo tồn nguồn lợi ven biển với tổng kinh phí 13 triệu USD (Từ năm 2013 – 2018). Hơn thế nữa lại chọn hai mô hình thí điểm đó là: Xây dựng mô hình Đồng Quản lý Khu vực Đầm Nha Phu và Khu bảo tồn Rạng Trào. Trong

đó có nhiều chương trình hổ trợ bà con ngư dân và đặc biệt là: Chuyển đổi nghề và tạo sinh kế cho người dân. Qua đó giảm cường lực khai thác như hiện nay.

- Vì vậy, giải pháp này sẽ nhận sự ủng hộ rất tích cự của đại bộ phận cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ơ đầm nha phu (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)