Tính khả thi của giải pháp

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ơ đầm nha phu (Trang 55 - 57)

- Tàu cá có công suất dưới 20CV phân cấp về cho địa phương quản lý đã từng bước nắm chắc số lượng tàu cũng như nghề khai thác hoạt động trong từng khu vực.

- Hiện nay, các văn bản quy định về phát triển tàu thuyền từ Trung ương đến địa phương đã cơ bản hoàn chỉnh và thực sự đi vào tiềm thức của các bộ phận người dân tham gia hoạt động khai thác.

- Một số văn bản cấp trung ương:

+ Nghị định số 109/2003/NÐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ V/v bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước.

+ Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg ngày ngày 16 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ V/v phê duyệt duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010.

+ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

+ Nghị định 27/NĐ - CP của Chính phủ ngày 8/3/2005 V/v quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuỷ sản.

+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ V/v đảm bảo cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

+ Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy.

+ Chỉ thị số 02/2007/CT-BTS ngày 15.06.2007 của Bộ Thủy sản ( nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT ) Tăng cường quản lý nghề cá nội địa

+ Thông tư số 62/2008/TT-BNN Thông tư số: 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT – BTS ngày 20 tháng 3

năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản .

+ Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020.

+ Văn bản số 1700 /BNN-KTBVNL ngày 16.06.2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Về việc thực hiện Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ.

+ Quyết định 2293/QĐ – UBND Tỉnh Khánh Hòa ngày 06/9/2010 V/v phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 có tính đến năm 2020.

+ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Chiến lược phát triển Thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.

+ Thông tư số: 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2013 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và quy định chi tiết điều 3 của nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của chính phủ về sữa đổi,bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản.

+ Thông tư số: 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2013 V/v Quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh.

+ Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 thay thế cho Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 31/3/2010 V/v Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản.

- Một số văn bản cấp địa phương.

+ Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 18/7/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Phê duyệt dự án Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vùng mặt nước vinh Nha Trang và vịnh Cam Ranh đến năm 2015.

+ Quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 16/9/2008 V/v Cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm hùm lồng tập trung Cam Bình.

+ Quyết định số 3102/QĐ-UBND ngày 03/12/2008 V/v Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vùng mặt nước vịnh Vân Phong

+ Về sản xuất giống thủy sản: Đã có quy hoạch khu sản xuất giống tập trung 60ha tại xã Ninh Vân (Ninh Hòa).

Một số văn bản cấp địa phương vừa nêu trên là kim chỉ nam để hướng tới quy hoạch khu vực đầm Nha Phu phát triển bền vững.

Nhận xét:

- Hệ thống văn bản pháp quy từ trung ương đến địa phương cho chúng ta thấy rằng: quản lý nhà nước về thủy sản được chú trọng và tăng cường, Luật Thủy sản và các văn bản pháp luật của Chính phủ và của tỉnh đã xác định rõ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về thủy sản ở phạm vi cả nước, đối với từng ngành, từng lĩnh vực và ở địa phương. Đồng thời công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày càng được cũng cố, chất lượng đáp ứng việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Do tính đặc thù của đầm Nha Phu và nhằm đảm bảo thực thi các chính sách bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các vùng đầm phá trong tỉnh, đòi hỏi phải có việc nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Nha Phu. Vì vậy giải pháp này rất khả thi.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ơ đầm nha phu (Trang 55 - 57)