3.4.4.1. Căn cứ đề xuất
- Hiện nay các văn bản thực thi pháp luật trong công tác kiểm soát, xử lý vi phạm đang dần hoàn thiện, hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành Khai thác và BVNL Thủy sản chưa được quy định thống nhất, hoạt động thanh tra chuyên ngành còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức, quản lý, phối hợp với các địa phương. Đối với chính quyền cấp xã, phường được xử phạt với mức rất thấp so với khung được quy định. Vì vậy, việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
3.4.4.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp
- Bảo vệ vùng ĐNP, ngăn chặn sự lấn chiếm hoặc sử dụng không đúng mục tiêu của vùng ĐNP ven biển.
- Ngăn chặn những hình thức sản xuất, khai thác gây ảnh hưởng đến tính bền vững nguồn lợi và toàn vẹn của hệ sinh thái khu vực ĐNP. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, xung điện, chất độc; các nghề cấm, đối tượng cấm, khu vực cấm.
- Thu hút và sử dụng nhiều nguồn kinh phí khác nhau (Trung ương, địa phương, tài trợ Quốc tế) để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý, quan trắc, đào tạo nguồn nhân lực.
- Đào tạo, tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường cho cán bộ các sở, ban, ngành và các địa phương vùng ven biển.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ và cư dân địa phương về phương pháp tham gia trong quản lý nguồn lợi tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng.
- Nâng cao năng lực xây dựng quy hoạch, thể chế, chính sách và tăng cường năng lực cho các hoạt động quan trắc môi trường.
3.4.4.3. Tính khả thi của giải pháp
- Hiện nay, hệ thống các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản đã và đang dần hoàn thiện và tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan thực thi công vụ của mình. Ngày 01/11/2013 Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2013 của Chính phủ đã ra đời thay thế cho Nghị định 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 V/v Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản có hiệu lực. Đồng thời được sự hổ trợ của Ngân hàng thế giới (World Bank): Trong đó có nguồn kinh phí đào tạo năng lực của các cán bộ cấp xã phường. Vì vậy, giải pháp về nâng cao năng lực quản lý, thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng và địa phương trong công tác kiểm soát, xử lý vi phạm sẽ khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ