3.3.1. Thuận lợi
- Vùng ĐNP có tính đa dạng sinh học cao, đa diện sinh thái, có thể khai thác sử dụng cho phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành. Là nơi có các hệ sinh thái biển nhiệt đới (rạn san hô, thảm cỏ biển, sinh vật đáy, rong mơ...) có tính đa dạng sinh học cao.
- Nguồn lợi thủy sản trong Đầm phong phú, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao, nhiều loài quý hiếm.
- Lao động nghề cá cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm. - Vị trí địa thế tự nhiên thuận lợi.
3.3.2. Khó khăn
- Môi trường nước, đất, không khí bị ô nhiễm từ các nguồn nước thải, rác thải, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất,…trong sinh hoạt đô thị, nông nghiệp, du lịch, nuôi trồng thủy sản, chưa qua xử lý hoặc xử lý không đúng mức chưa kiểm soát được; hiện tượng phú dưỡng từ hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng làm suy thoái chất lượng môi trường và cấu trúc HST ven bờ, làm mất cân bằng sinh thái, mất đường di cư, bãi sinh sản, bãi tập trung sinh sống của các loài thủy sản.
- Diện tích rừng ngập mặn, đầm phá... bị suy giảm nhanh chóng chủ yếu do lấn chiếm diện tích để khai thác (nghề Đăng, Nò), làm ao hồ nuôi tôm, cá.
- Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển và trong các khu HST ĐNP ngày càng cạn kiệt do khai thác bất hợp lý và sự gia tăng cường độ khai thác quá mức vùng ven bờ, thậm chí sử dụng các phương pháp mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản.
3.4. NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUẢN LÝ KHAI THÁC NHẰM BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN HIỆN QUẢN LÝ KHAI THÁC NHẰM BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN
3.4.1. Nội dung về giải pháp quản lý tàu thuyền 3.4.1.1. Căn cứ đề xuất 3.4.1.1. Căn cứ đề xuất
- Trong thời gian qua, việc ban hành Luật Thủy sản và các văn bản dưới Luật đã tạo thành kim chỉ nam cho công tác quản lý trong lĩnh vực thủy sản, nó đã đi sâu vào đời sống của hầu hết bộ phận người dân trực tiếp làm nghề khai thác. Tuy nhiên, do sự gia tăng về dân số cũng như nhu cầu mưu sinh người dân vẫn tiếp tục đóng mới các tàu cá có công suất nhỏ hay thuyền thủ công để tham gia khai thác, trong thời gian đến cần phải thực thi công tác quản lý tàu thuyền chặt chẽ hơn.
3.4.1.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp
- Không phát triển thêm (đóng mới, mua lại) các tàu cá nhỏ hoạt động ven bờ (tàu có công suất nhỏ hơn 50CV, đối với lưới kéo thì trên 90cv), từng bước tiến tới giảm dần tàu thuyền loại này, nhằm giảm năng lực khai thác ven bờ, bảo vệ nguồn lợi, duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo phát triển bền vững.
- Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đóng mới với công suất nhỏ hơn 50cv, tàu lưới kéo dưới 90cv, mua lại các tàu khác tỉnh có công suất nhỏ hơn 30CV.
- Không cho đăng ký thêm các tàu thuyền hoạt động trong khu vực, hạn chế tàu có kích thước lớn hoạt động khai thác trong vùng, chỉ cho phép những tàu có kích thước nhỏ và công suất máy dưới 20CV mới được phép tham gia hoạt động.
- Xây dựng quy chế quy định tuổi thọ của đội tàu tham gia khai thác, giải bản những tàu đã sử dụng trên 10 năm không đảm bảo an toàn.
3.4.1.3. Tính khả thi của giải pháp.
- Tàu cá có công suất dưới 20CV phân cấp về cho địa phương quản lý đã từng bước nắm chắc số lượng tàu cũng như nghề khai thác hoạt động trong từng khu vực.
- Hiện nay, các văn bản quy định về phát triển tàu thuyền từ Trung ương đến địa phương đã cơ bản hoàn chỉnh và thực sự đi vào tiềm thức của các bộ phận người dân tham gia hoạt động khai thác.
- Một số văn bản cấp trung ương:
+ Nghị định số 109/2003/NÐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ V/v bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước.
+ Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg ngày ngày 16 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ V/v phê duyệt duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010.
+ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
+ Nghị định 27/NĐ - CP của Chính phủ ngày 8/3/2005 V/v quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuỷ sản.
+ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ V/v đảm bảo cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
+ Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy.
+ Chỉ thị số 02/2007/CT-BTS ngày 15.06.2007 của Bộ Thủy sản ( nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT ) Tăng cường quản lý nghề cá nội địa
+ Thông tư số 62/2008/TT-BNN Thông tư số: 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT – BTS ngày 20 tháng 3
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2005/NĐ - CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản .
+ Quyết định 1479/QĐ-TTg ngày 13/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020.
+ Văn bản số 1700 /BNN-KTBVNL ngày 16.06.2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Về việc thực hiện Đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ.
+ Quyết định 2293/QĐ – UBND Tỉnh Khánh Hòa ngày 06/9/2010 V/v phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 có tính đến năm 2020.
+ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Chiến lược phát triển Thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.
+ Thông tư số: 25/2013/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2013 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển và quy định chi tiết điều 3 của nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của chính phủ về sữa đổi,bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản.
+ Thông tư số: 29/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/6/2013 V/v Quy định thành lập và quản lý khu bảo tồn biển cấp tỉnh.
+ Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 thay thế cho Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 31/3/2010 V/v Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản.
- Một số văn bản cấp địa phương.
+ Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 18/7/2007 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v Phê duyệt dự án Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vùng mặt nước vinh Nha Trang và vịnh Cam Ranh đến năm 2015.
+ Quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 16/9/2008 V/v Cho phép lập dự án đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm hùm lồng tập trung Cam Bình.
+ Quyết định số 3102/QĐ-UBND ngày 03/12/2008 V/v Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản vùng mặt nước vịnh Vân Phong
+ Về sản xuất giống thủy sản: Đã có quy hoạch khu sản xuất giống tập trung 60ha tại xã Ninh Vân (Ninh Hòa).
Một số văn bản cấp địa phương vừa nêu trên là kim chỉ nam để hướng tới quy hoạch khu vực đầm Nha Phu phát triển bền vững.
Nhận xét:
- Hệ thống văn bản pháp quy từ trung ương đến địa phương cho chúng ta thấy rằng: quản lý nhà nước về thủy sản được chú trọng và tăng cường, Luật Thủy sản và các văn bản pháp luật của Chính phủ và của tỉnh đã xác định rõ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý nhà nước về thủy sản ở phạm vi cả nước, đối với từng ngành, từng lĩnh vực và ở địa phương. Đồng thời công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày càng được cũng cố, chất lượng đáp ứng việc thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Do tính đặc thù của đầm Nha Phu và nhằm đảm bảo thực thi các chính sách bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại các vùng đầm phá trong tỉnh, đòi hỏi phải có việc nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại đầm Nha Phu. Vì vậy giải pháp này rất khả thi.
3.4.2. Nội dung về giải pháp quản lý nghề 3.4.2.1. Căn cứ đề xuất 3.4.2.1. Căn cứ đề xuất
- Thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp ngư dân, hiện nay nguồn lợi thủy sản trong vùng ngày càng cạn kiệt, sản lượng giảm đi rất nhiều so với những năm trước đây. Kích thước của đối tượng khai thác ngày càng giảm, nếu không hổ trợ về mặt sinh kế để chuyển đổi những nghề có tính hủy diệt cao hay kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với quy định thì họ không đủ nuôi sống bản thân và gia đình.
3.4.2.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp
- Xây dựng các quy định cấm hoạt động, hạn chế hoạt động khai thác đối với nghề Lờ Trung Quốc, nghề Đăng, Nò, Giã cào và Họ lưới rê có kích thước mắt lưới nhỏ. Quy hoạch những khu vực được phép hoạt động và không hoạt động để nghề Lưới kéo, Lờ Trung Quốc, Đăng, Nò tham gia khai thác đánh bắt. Không cấp phép cho những tàu làm nghề lưới kéo tham gia hoạt động khai thác trong vùng.
- Ngoài số lượng nghề đang hoạt động, không cấp phép khai thác thêm cho những tàu thuyền khác, dần dần sẽ giảm số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác trong khu vực.
- Tàu cá có công suất dưới 20CV phân cấp về cho địa phương quản lý đã từng bước nắm chắc số lượng tàu cũng như nghề khai thác hoạt động trong từng khu vực.
- Xây dựng các dự án gắn liền với mục đích của việc giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi thủy sản trong vùng, loại bỏ các phương pháp khai thác mang tính hủy diệt.
- Dạy nghề và tạo cơ hội việc làm nhằm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp khi thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp.
- Thực hiện các mô hình chuyển đổi nghề nghiệp vùng bờ như khai thác khơi, nuôi trồng thủy sản sinh thái, du lịch sinh thái...
- Không cho phát triển những nghề có kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với quy định, sắp xếp quy hoạch lại cơ cấu nghề khai thác, khoanh vùng quản lý đối với từng nghề khai thác.
- Chuyển đổi những nghề khai thác có tính hủy diệt như các nghề dùng điện, chất nổ sang những nghề khai thác truyền thống hay tạo nguồn thu nhập khác cho cộng động người dân hoạt động các nghề này.
- Các biện pháp khả thi: Các ngành nghề thủ công, quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác hỗ trợ cho du lịch sinh thái.
3.4.2.3. Tính khả thi của giải pháp
- Hiện nay, Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương và địa phương đã ban hành về việc không cho phát triển những tàu có công suất nhỏ, đồng thời quy định một số nghề không được hoạt động tại tuyến bờ cũng như trong các vùng nước nội địa đã đi sâu vào đời sống của người dân. Bên cạnh đó khu vực nghiên cứu cũng đã nhận được sự hỗ trợ của nhiều dự án sinh kế, nên việc từ bỏ nghề khai thác mang tính hủy diệt sang các nghề truyền thống hay thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước sẽ thành hiện thực.
- Mới đây Tỉnh Khánh Hòa ta được sự ủng hộ của World Bank (Ngân hàng thế giới) về Dự án bảo tồn nguồn lợi ven biển với tổng kinh phí 13 triệu USD (Từ năm 2013 – 2018). Hơn thế nữa lại chọn hai mô hình thí điểm đó là: Xây dựng mô hình Đồng Quản lý Khu vực Đầm Nha Phu và Khu bảo tồn Rạng Trào. Trong
đó có nhiều chương trình hổ trợ bà con ngư dân và đặc biệt là: Chuyển đổi nghề và tạo sinh kế cho người dân. Qua đó giảm cường lực khai thác như hiện nay.
- Vì vậy, giải pháp này sẽ nhận sự ủng hộ rất tích cự của đại bộ phận cộng đồng địa phương.
3.4.3. Nội dung về giải pháp quản lý ngư trường 3.4.3.1. Căn cứ đề xuất 3.4.3.1. Căn cứ đề xuất
- Thông qua điều tra bằng phiếu và phỏng vấn trực tiếp các hộ sống quanh khu vực, hầu hết những người dân khai thác hải sản ven bờ đều muốn có mô hình để người dân tự quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Hiện nay việc tham gia khai thác trong vùng chưa được quản lý một cách hợp lý, tiếp cận nguồn lợi theo hướng “tiếp cận tự do”, trong một vùng có nhiều nghề cùng khai thác, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn của các nghề ngày càng tăng lên. Trong thời gian đến, để hướng tới phát triển bền vững cần khoanh vùng, phân chia vùng đánh bắt cho từng nghề nhằm quản lý nguồn lợi và tổ chức khai thác hợp lý. Do đó, để khôi phục được nguồn lợi thuỷ sản mà không ảnh hưởng nhiều đến sinh kế của người dân chúng ta cần phải xây dựng mô hình Đồng Quản lý.
3.4.3.2. Biện pháp triển khai thực hiện giải pháp
- Khảo sát vùng biển ven bờ để khoanh vùng, phân chia khu vực cho mô hình ĐQL - Tuyên truyền, vận động ngư dân tham gia mô hình quản lý nghề khai thác hải sản ven bờ theo hướng đồng quản lý.
- Dựa trên kết quả khảo sát tốc độ tái tạo và mức độ khai thác cho phép trong phạm vi bền vững của tài nguyên tái tạo được, tạo cơ chế cho cộng đồng tham gia sử dụng bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên đa dạng sinh học đất ngập nước.
- Tổ chức phân định ranh giới giữa vùng nuôi trồng thuỷ sản với khai thác tự nhiên; thành lập những khu vực bảo vệ nghiêm ngặt nguồn giống ở những bãi đẻ tự nhiên, quy định thời gian cho phép khai thác, thời gian hạn chế khai thác đối với các khu vực đã được xác định.
- Tổ chức điều tra, khoanh vùng và giao các khu vực khai thác tự nhiên tương ứng với các địa bàn cư trú cho các nhóm cộng đồng để họ tự quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, có sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sở tại; thành lập và xây dựng các hương ước (quy ước) cho các tổ cộng đồng khai thác thủy sản. Xác định các nghề
được phép khai thác, cấm khai thác, thời gian khai thác cũng như quy định kích thước mắt lưới cho phép khi tham gia khai thác.
- Quy định kích thước mắt lưới khai thác cá, cỡ cá đánh bắt và không đánh bắt những loài cá đang di cư sinh sản hoặc chuẩn bị sinh sản. Không đánh bắt các loài cá kích thước nhỏ so với loài.