Các loài thủy sản khác

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ơ đầm nha phu (Trang 31 - 71)

3.2.1.2.1. Động vật thân mềm

- Ngoại trừ các loài Vẹm xanh, Ngêu, Ốc, Điệp, Hầu, các loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế rất hiếm gặp. Nhiều ngư dân cho biết trước đây, những loài động vật thân mềm hiện nay đang giảm đáng kể.

+ Corbicula sp - Hến

Nói đến những món ăn như: Sò Huyết, Ngêu, Điệp, Vẹm Xanh, Hến là đặc sản nổi tiếng của Khánh Hòa: Nó một nguồn lợi phong phú được khai thác quanh năm trừ mùa mưa. Các loài thủy sản không những được bán ở địa phương mà còn được bán đi các tỉnh khác, chúng phân bố khắp mọi nơi. Ngoài ra, người dân khai thác chủ yếu bằng lưới cào với ghe máy hoặc đi bộ.

3.2.1.2.2. Giáp xác.

- Đã thu thập và xác định được 6 loài cua (Cua đất, Cua bùn, Cua xanh, Cua đen, Cua lửa, Cua sen), 4 loài ghẹ (Ghẹ xanh, Ghẹ đỏ , Ghẹ ba chấm) có giá trị kinh tế cao như: Cua xanh, Cua bùn, Cua đất, Ghẹ xanh, Tôm rảo, Tôm đất… Các loài giáp xác là thành phần quan trọng trong việc khai thác của các ngư cụ như Đăng, nò, Lờ Trung Quốc. Các loài giáp xác bị khai thác quá mức, có kích thước nhỏ để cung cấp cho địa phương và các tỉnh lân cận.

*. Họ PENAEIDAE - Họ tôm He

+ Penaeus monodon Fabricius, 1798 (tôm Sú) + Penaeus merguiensis de Man, 1888 (tôm Bạc thẻ) + Metapenaeus ensis de Haan, 1850 (tôm Rảo đất).

- Tôm được đánh bắt quanh năm. Ngư cụ để khai thác chính đó chính là đăng, nò, đáy, Lờ Trung Quốc, lưới kéo, Họ lưới rê.

*. Họ PORTUNIDAE - Họ Ghẹ

+ Portunus pelagicus (Linnaeus, 1766) (ghẹ Xanh) + Portunus sanguinolentus (Herbst) (ghẹ Ba chấm) + Scylla spp, 1949 (Cua Bùn)

- Nhóm ghẹ được khai thác tập trung từ tháng 1 đến tháng 7, đặc biệt là tháng 4, 5. Khi nồng nộ muối tăng cao, ghẹ vào cửa sông và ngư dân khai thác. Ngư dân sử dụng nghề lồng bẫy để thực hiện việc khai thác Cua, Ghẹ.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ơ đầm nha phu (Trang 31 - 71)