Tổng giá trị sản xuất của xã được thể hiện trong bảng 3.3:
Bảng 3.3. Tổng giá trị sản xuất xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 2012/ 2011 (%) 2013/ 2012 (%) Tổng giá trị sản xuất 7.100 100 7.831,30 100 8.771,06 100 110.3 112 I. Nông nghiệp 4.473 63 5.090,35 65 5.497,48 62,68 113,8 108
II. Nông nghiệp 1.065 15 783,13 10 1.118,51 12,80 74,16 142,83
III. Dịch vụ 1.562 22 1.857,82 25 2.155,07 24,52 118,94 116
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Phổng Lái)
Nền kinh tế của xã trong những năm qua luôn giữ mức phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân 11%. Về cơ cấu các ngành: Ngành nông lâm luôn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã; ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa có sự tập trung; ngành dịch vụ cũng đang có sự phát triển, tuy nhiên vẫn chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ nhằm phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân.
b. Thực trạng phát triển một số ngành * Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt 4.015,65 tấn, trong đó: Ngô 438 ha, năng suất 7 tấn/ha, sản lượng 3.066 tấn, lúa 379,86 ha năng xuất
3,5 tấn /ha sản lượng 949,65 tấn cà phê 75,6 ha, năng suất 8 tấn/ha, sản lượng 551,2 tấn; chè 252 ha ha, năng suất 1399,6 tấn chè búp tươi.
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc là 1.537 con trong đó: Trâu 394 con giảm 5,4 % so với năm trước; đàn bò 1.143 con, giảm 7,6 %, đàn lợn trên 2 tháng tuổi 10.079 con, tăng 56,7 so năm trước, đàn gia cầm khoảng trên 30.000 con. Công tác phòng chống dịch, bệnh gia súc, gia cầm đã được địa phương triển khai tích cực; đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y, khử trùng, tiêu độc sát trùng môi trường chăn nuôi, nên đã kịp thời khống chế các loại dịch bệnh, không để lây lan. Kết quả tiêm phòng tụ huyết trùng trâu, bò là 1.500 liều, dịch tả cho lợn 900 liều và tiên phòng bệnh dại cho chó là 100 liều.
Lâm nghiệp: Duy trì tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, kịp thời ngăn chặn các hành vị vi phạm về rừng. cụ thể trong năm 2013 trên địa bàn xã đã phối hợp với các nghành chức năng thu được 6,22. m3 gỗ nghiến, 1.050 chiếu thớt nghiến và bắt chuyển kiêm lâm huyện 02 máy cưa, phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 02 đợt kiểm tra truy quét bảo vệ rừng.
* Khu vực kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ, chủ yếu là xay xát và chế biến gỗ, chè, cà phê với sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Công nghiệp sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng cũng đang hình thành và phát triển. Năm 2013, giá trị sản xuất ước đạt 1.2 tỷ đồng. Trong những năm tới, xã tập trung đầu tư xây dựng và hình thành những cơ sở sản xuất tập trung với quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, từ đó giúp giảm chi phí vận chuyển, tạo thêm công ăn việc làm cho nhân dân trong xã.
* Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại: khu vực này mới hình thành và chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ của nhân dân. Với sự tham gia của các thành phần kinh tế đã tạo ra thị trường hàng hóa đáp ứng nhu cầu của nhân dân với giá cả tương đối ổn định. Lưu thông hàng hóa ngày càng thông thoáng, đảm
bảo cung cấp hàng hóa dịch vụ, phục vu nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Những năm gần đây thương mại – dịch vụ đang dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của xã. Năm 2013, tổng giá trị của thương mại – dịch vụ ước tính 2,2 tỷ đồng.
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới từ đặc điêm địa bàn
3.1.3.1. Thuận lợi
Xã có vị trí tiếp giáp với huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên và xã Mường Giàng – huyện Quỳnh Nhai, điều này tạo thuận lợi cho việc phát triển buôn bán và giao thương hàng hoá trong địa bàn xã
Diện tích tự nhiên rộng lớn, đất đai chủ yếu là đất Feralit giàu các chất dịnh dưỡng như đạm, lân , kali, thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng công nghiệp lâu năm như chè, cà phê và các loại cây ăn quả như nhãn, xoài, mơ, mận,…
Lực lượng lao động dồi dào với lao động chủ yếu là lao động trẻ. Đây là nguồn lực quan trọng cho quá trình xây dựng NTM ở hiện tại và trong tương lai của xã.
3.1.3.2. Khó khăn
Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi với độ dốc cao gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế xã hội, nhất là cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, nâng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất canh tác và chuyện dịch cơ cấu cây trồng cũng như cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp
Do các dòng suối ở xã có trắn diện hẹp, độ dốc lớn nên khả năng dữ nước và mùa khô kém. Nguồn nước ngầm hạn chế và phân bố không đồng đều. Vì vây, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào mưa trời. Các mỏ nước xa khu dân cư dẫn đến việc khai thác còn nhiều khó khăn.
Dân cư trong xã chủ yếu là người dân tộc, văn hoá, phong tục tập quán còn nhiều hủ tục, điều này gây không ít khó khăn trong công tác thông tin tuyên truyền và vận động tham gia chương trình xây dựng NTM.
Lao động đông nhưng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ còn thấp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm theo mùa, chất lượng sản phẩm cũng như công việc còn chưa cao. Đây là vấn đề ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã.
Xuất phát điểm thực hiện chương trình của xã còn thấp, kinh tế còn nghèo nàn, vì vậy nên việc huy động nguồn lực trong xã còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc huy động nguồn vốn từ nhân dân cũng như từ các doanh nghiệp trong và ngoài xã. Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, tập quán canh tác của người dân tộc còn lạc hậu nên việc huy động nguồn vốn tín dụng còn gặp nhiều khó khăn.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điêm nghiên cứu và mẫu điều tra
3.2.1.1. Chọn điểm nghiên cứu
Phổng Lái là một xã vùng cao với đặc điểm tự nhiên và khí hậu đặc trưng cho các xã miền núi tại Sơn La. Xã là đầu mối nối giữa Sơn La và Tuần Giáo. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ là có đường quốc lộ chạy qua, còn lại hầu hết là các bản vùng cao có điều kiện khó khăn.Trên địa bàn xã còn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, chia làm nhiều bản, mỗi dân tộc có những đặc điểm về phong tục tập quán, tập tính canh tác, tập tính sinh hoạt…khác nhau. Do đó nên có sự khác nhau trong công tác tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn xã.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi lựa chọn 3 bản có điều kiện tự nhiên và kinh tế khác nhau làm địa điểm điều tra, trong đó :
Bản Kiến Xương: là bản nằm ở vị trí trung tâm của xã, có đường quốc lộ 6 chạy qua, là cầu nối giữa Sơn La và Điện Biên. Đây là bản có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển kinh tế cũng như là trung tâm văn hoá của toàn xã; Bản Huổi Giếng: là bản nằm cách xa khu trung tâm, người dân chủ yếu là dân tộc Thái Đen với phong tục tập quán cũng như tập quán canh tác còn lạc hậu, là bản có điều kiện kinh tế kém phát triển nhất trong toàn xã;
Bản Phiêng Luông: tập trung chủ yếu là người H’’Mông, người dân chủ yếu sống trên núi cao, địa hình hiểm trở nên cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, công tác xây dựng đường giao thông đến xã gặp nhiều khó khăn.
3.2.1.2. Chon mẫu điều tra
Để phục vụ cho quá trình điều tra, tôi tiến hành chọn nhưng đối tượng sau làm đối tượng điều tra, gồm có:
- 30 hộ dân thuộc 3 bản Kiến Xương, Huổi Giếng, Phiêng Luông. - 14 cán bộ thuộc bộ máy tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM của xã gồm: 3 cán bộ thuộc ban chỉ đạo cấp xã, 11 cán bộ thuộc bộ máy giúp việc cho ban chỉ đạo
- Một số chuyên gia thuộc bộ máy tổ chức xây dựng chương trình xây dựng NTM huyện Thuận Châu
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Là những thông tin bao gồm các vấn đề lí luận về nông thôn mới, các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, của tỉnh, huyện có liên quan; kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới của các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện, xã; các đề án, đồ án liên quan đến vấn đề xây dựng nông thôn mới của xã được tổng hợp và thu thập bằng nhiều phương pháp:
Bảng 3.4. Phương phát thu thập thông tin T
T Loại thông tin/số liệu Nguồn thu thập
Phương pháp thu thập
1 Số liệu về cơ sở lí luận của
công tác tổ chức thực hiện triển khai dự án nông thôn mới
Sách, giáo trình, báo thư viện, internet
Tra cứu, nghiên cứu, photo thông tin