Thể chính trị xã hội, sức mạnh đoàn kết toàn dân trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Tình hình tổ chức thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã phổng lái, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 95 - 103)

tư tưởng và tổ chức thì mới đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện theo đường lối của Đảng. Để xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh cần quán triệt thật tốt các nghị quyết của Đảng cho Đảng viên, thực hiện đoàn kết trong Đảng, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, phát huy tốt vai trò tiền phong gương mẫu của Đảng viên, làm tốt công tác cán bộ và phát triển Đảng. Các cấp Uỷ Đảng, chính quyền cơ sở xác định chủ trương xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị cơ sở. Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, các giải pháp về xây dựng NTM trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xây dựng NTM theo phương châm phát huy nội lực sức mạnh đoàn kết của cộng đồng dân cư, phát huy tốt tính dân chủ. Có cơ chế kiểm tra làm rõ những nội dung nhà nước đầu tư, hỗ trợ và nhân dân, cộng đồng, doanh nghiệp đóng góp để thực hiện.

Phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn. Tạo điều kiện cho Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên,.. tham gia thực hiện các chương trình xây dựng NTM, hướng dẫn cho nông dân về chuyển giao ứng dựng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Củng cố lòng tin của dân vào Đảng vào Nhà nước.

4.4.3. Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xây dựng NTM

* Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ NTM xã

Qua quá trình điều tra, phần lớn cán bộ xã mới chỉ đạt trình độ chuyên môn bậc trung cấp, nhiều cán bộ còn chưa qua đào tạo. Trình độ lý luận chính trị cũng như trình độ quản lý nhà nước còn thấp hoặc chưa có. Điều này gây không ít khó khăn đến quá trình tổ chức thực hiện chương trình, nhất là trong điều kiện xã là một trong 11 xã điểm thực hiện chương trình xây dựng chương trình NTM trên toàn tỉnh.

Vì vậy, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là việc làm quan trọng hơn bao giờ hết. Xã cần rà soát, cử những cán bộ mới chỉ đạt trình độ trung cấp hay chưa qua đào tạo thời gian công tác còn dài đi đào tạo lên các bậc cao đẳng hay đại học. Cần cử những cán bộ làm công tác xây dựng NTM đi đào tạo hay tập huấn chuyên môn về các mảng trong chương trình xây dựng NTM. Thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ lý luận chính trị, năng lực quản lý nhà nước.

* Tổ chức tập huấn về chương trình xây dựng NTM

Ngoài việc đào tạo về chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực quản lý, xã cần tổ chức các lớp cho cán bộ tập huấn về những nội dung trong chương trình xây dựng NTM.

Là một xã miền núi với đồng bào chủ yếu là người dân tộc, việc thông tin tuyên truyền là việc làm khó khăn. Thông tin tuyên truyền đến cộng đồng người dân tộc đòi hỏi phải hiểu biết về phong tục tập quán, ngôn ngữ, lối sống, sinh hoạt của người dân trong cộng đồng. Vì vây, xã cần tổ chức kiểm tra, tuyển chọn những người có năng lực, có tiếng nói trong mỗi bản đi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, đặc biệt là về chương trình xây dựng NTM.

* Tổ chức các chuyến tham quan, các buổi toạ đàm trao đổi kinh nghiệm Song song với công tác đào tạo cán bộ, huyện cũng cần tổ chức cho cán bộ NTM của xã tham quan học hỏi những tấm gương, những mô hình NTM điển hình trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là những địa phương có xuất phát điểm, điều kiện tự nhiên giống với xã. Từ đó học hỏi được những kinh nghiệm đi trước của các địa phương áp dụng vào xã mình.

Đối với BCĐ tỉnh cần mở các buổi toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các xã trong tỉnh. Cần cho các xã trao đổi, thảo luận với nhau, từ đó tìm ra cách làm đúng, cách làm hay cho những xã có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội giống nhau. Tổ chức các buổi toạ đàm như vậy không chỉ học hỏi được

kiến thức mà còn giúp thắt chặt tình đoàn kết , tạo mối liên kết, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các xã trong địa bàn tỉnh.

4.4.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thực và trách nhiệm của người dân, thi đua lập thành tích trong xây dựng NTM

Xây dựng NTM là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Trong xây dựng NTM, người dân là chủ thể, sự tham gia của người dân là yếu tổ quan trọng quyết định đến sự thành công của chương trình. Vì vậy, cần phát huy tinh thần “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Muốn vậy, công tác thông tin tuyên truyền, vận động người dân là khâu rất quan trọng trong tổ chức thực hiện chương trình NTM. Nguồn lực trong dân là vô cùng to lớn. Cần phải tuyên truyền một cách hiệu quả, triệt để đến toàn bộ người dân trong xã để họ hiểu về tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của chương trình, từ đó khơi dây tinh thần, tích cực, chủ động tham gia của người dân.

Không chỉ tham gia, người dân phải làm chủ cuộc sống của mình. Phải cho họ hiểu rằng, không chỉ trông chờ vào nhà nước mà tự họ phải có kế hoạch xây dựng cuộc sống của mình: mạnh dạn vay vốn làm ăn, phát triển sản xuất; biết tự trau dồi kiến thức về mọi lĩnh vực trong cuộc sống; xây dựng nếp sống văn minh, tình làng nghĩa xóm; có ý thức bảo vệ các công trình công cộng, bảo vệ môi trường xung quanh mình; biết phát huy và bảo tồn văn hoá của dân tộc mình, học hỏi và tiếp thu vốn văn hoá của dân tộc, đồng bào xung quanh mình; góp phần gìn giữ an ninh trật tự, lối sống văn hoá ở cộng đồng dân cư; nêu cao tinh thần dân tộc, giữ vững quốc phòng an ninh, không vì trình độ văn hoá thấp mà để kẻ xấu lợi dụng, xúi dục.

Cần phải tổ chức thông tin tuyên truyền dưới nhiều hình thức, thông qua nhiều phương tiện: nghe, nhìn, nghe nhìn. Không những thế, cần tổ chức các buổi trao đổi, đàm thoại lấy ý kiến của dân chúng về các vấn đề xây dựng NTM. Dân chúng là chủ thể của nông thôn nên họ nắm rất rõ các vấn đề nơi mình sinh sống. Làm tốt công việc này, công tác lập kế hoạch cũng như triển

khai tổ chức thực hiện chương trình NTM sẽ trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.

Phụ nữ cũng là thành phần quan trọng trong dân chúng, vì vậy cần chú trọng hơn đến đối tượng này. Phong trào Saemail Undong của Hàn Quốc đã làm rất tốt điều này. Vai trò của người phụ nữ trong phong trào Saemail Undong được nâng cao. Những người phụ nữ qua quá trình đào tạo, họ đứng ra gây quỹ cho địa phương, tiết kiệm thực phẩm, tham gia vào phong trào giữ sạch đẹp đường phố và hơn thế nữa, họ còn góp phần tích cực trong công tác ngăn ngừa và triệt phá nạn rượu chè. Vì vậy, xã cần phải quan tâm đến phụ nữ, để họ phát huy tối đa vai trò của mình trong xây dựng NTM ở địa phương. Bên cạnh công tác thông tin tuyên truyền, xã cần tổ chức, xây dựng các phong trào thi đua lập thành tích giữa các bản trong xã. Xã cần đặt ra những tiêu chí thi đua. Qua mỗi đợt cần tổng kết lại, khen thưởng những mô hình điển hình, những tấm gương tốt. Từ đó khơi dậy niềm hào hứng trong dân chúng, tạo tiền đề tốt để chương trình ngày càng thành công.

4.4.5. Đẩy mạnh phát triên kinh tế, nâng cao đời sống người dân

* Tập trung phát triển các ngành nghề mũi nhọn. Tăng cường công tác khuyến nông, đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp và chế biến sản phẩm sau thu hoạch

Với diện tích rộng lớn, đất chủ yếu là đất Feralit núi cao, vì vậy, xã Phổng Lái có thế mạnh sản xuất các cây trồng lâu năm như chè, cà phê và cây lương thực như ngô, sắn. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, xã chưa chú trọng đến những thế mạnh sản xuất này của mình. Tập tính canh tác sản xuất của người dân còn mang tính tự phát, lạc hậu, năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp. Hơn thế nữa, những sản phẩm sản xuất chủ yếu ở dạng thô, chưa qua chế biến nên giá thành thấp, chưa nâng cao được đời sống của người dân.

Vì vậy, trong thời gian tới, xã cần xác định rõ và tập trung phát triển những sản phẩm mũi nhọn này của mình. Cần thực hiện có hiệu quả các chương trình khuyến nông, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ, ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất sản phẩm. Cùng với tăng năng suất cây trồng, xã cũng cần khuyến khích nhân dân sản xuất sản phẩm sạch, áp dụng công nghiệ bảo quản tốt sau thu hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Xã cần xây dựng các nhà máy, các khu sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu với những sản phẩm thế mạnh của địa phương mình. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho người dân trong địa bàn xã.

* Tập trung phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại

Song song với công tác tăng cường sản xuất sản phẩm, xã cũng cần vận động người dân cùng nhau hợp tác sản xuất, đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác của nông thôn. Xây dựng các mô hình hợp tác thí điểm, khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất. Tạo cơ chế thuận lợi về đất đai, vay vốn, chuyển giao ứng dụng khoa học, công nghiệ cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại ở nông thôn phát triển.

Phát triển mối liên kết 4 nhà trong sản xuất (nhà nông – nhà nước – nhà đầu tư – nhà khoa học).

+ Nhà nước: giữ vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên.

+ Nhà nông: Trực tiếp làm ra sản phẩm, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp và được nhà khoa học hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng

năng suất, chất lượng sản phẩm và được nhà nước hỗ trợ về chính sách vay vốn trong sản xuất nông nghiệp.

+ Nhà khoa học: Giữ vai trò giúp nông dân ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhà doanh nghiệp: Đóng vai trò chủ động ký kết hợp đồng, hỗ trợ vay vốn và vật tư nông nghiệp, thực hiện bao tiêu sản phẩm của nhà nông với giá thỏa thuận, bảo đảm lợi ích của cả hai bên.

Thực hiện tốt mỗi liên kết này sẽ tạo điều kiện cho người dân có cơ hội phát triển sản xuất và chế biến sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng cây trông. Từ đó nâng cao được thu nhập và đời sống cho người dân trong toàn xã.

* Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Theo kết quả thống kê, trên toàn xã có 3.201 lao động trong đó có 2.593 lao động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp (81%) còn lại là lao động phi nông nghiệp (chủ yếu là cán bộ công chức xã, đội ngũ giáp viên và các hộ buôn bán, kinh doanh). Nhuồn lao động của xã được đánh giá là trẻ và dồi dào. Đây là tiềm lực để phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Tuy nhiên, nguồn lao động có chất lượng chưa cao, hầu hết là lao động chưa qua đào tạo chiếm trên 84%. Điều này gây không ít khó khăn trong công tác khuyến nông, chuyển giao kĩ thuật công nghệ trong sản xuất cây trồng.

Vì vây, trong thời gian sắp tới, xã cần tập trung đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là thanh niên nông thôn và nông dân bị thu hồi đất theo hướng đa ngành, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong xã.

4.4.6. Tăng cường công tác huy động nguồn lực trong dân và các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thê

Từ những khó khăn từ công tác huy động nguồn lực, xã cần có những biện pháp khéo léo hơn nữa trong huy động nguồn lực trong dân. Với những bản ở khu vực trung tâm có điều kiện kinh tế phát triển cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo niềm tin trong dân để người dân tích cực đóng góp cho chương trình. Đối với những bản ở xa khu vực trung tâm, tuy không có điều kiện thuận lợi về kinh tế, tuy nhiên họ lại có những nguồn tài nguyên có sẵn phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng như đá, cát. Xã cần hỗ trợ phương tiện khai thác cần thiết cho người dân để họ tự xây dựng những công trình phục vụ cho chương trình.

Bên cạnh đó, xã cần phải chú ý huy động những nguồn lực từ doanh nghiệp. Tăng cường quảng bá, phát triển các sản phẩm địa phương, từ đó thu hút đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng phục vụ cho sản xuất của hộ nông dân, hợp tác xã. Có biện pháp hỗ trợ người dân sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo tiền đề bền vững và lâu dài cho sự phát triển của xã.

PHẦN V: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tình hình tổ chức thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã phổng lái, huyện thuận châu, tỉnh sơn la (Trang 95 - 103)