4 Cơ sở vật chất văn hoá 6.050 Ngân sách
Xây dựng nhà văn hoá bản 350
(Nguồn: Thông tin từ giúp việc cho BCĐ xã)
Qua bảng 4.8 cho thấy, xã đang tập trung ưu tiên phát triển quy hoạch và giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông, phát triển kinh tế hộ nông dân và xây dựng cơ sở vật chất văn hoá cho xã. Tất cả những hạng mục trên đều là cơ sở và là tiền đề cho sự phát triển của chương trình NTM trên địa bàn xã.
Cùng với tổ chức triển khai thực hiện, xã phát động những cuộc thi đua giữa các bản trong xã, đặc biệt là thi đua phát triển kinh tế. Do ban chỉ đạo chương trình đã lên kế hoạch thông tin tuyên truyền và vận động người dân tham gia rất kĩ càng, vì thế nên người dân các bản hưởng ứng chương trình rất nhiệt tình và hăng hái
Hộp 4.5: Người dân tuy nghèo nhưng tham gia rất hăng say và nhiệt tình
Nhờ có sự nghiêm túc của ban chỉ đạo chương trình cùng với thái độ ủng hộ và nhiệt tình của người dân trong xã đã tạo nên không khí thi đua vô cùng hăng say trên toàn toàn xã Phổng Lái.
*Bổ sung và điều chỉnh
Trong quá trình thực hiện, xã đã thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện qua các quý, các năm. Cùng với đó là tiếp thu ý kiến của dân cư và các tổ chức đoàn thể trong toàn xã. Từ đó nghiên cứu, điều chỉnh và bổ sung vào kế hoạch thực hiện sao cho phù hợp với thực tế
Dân mình tuy nghèo, tuy nhiên nhiệt tình lắm. Mỗi khi có dự án về bản là ai ai cũng hồ hởi, phấn khởi. Nghe cán bộ vận động là người dân tham gia ngay. Như mấy hôm xây dựng nhà văn hoá, cả bản nhà nào cũng kéo nhau ra giúp sức. Ai có sức thì giúp sức, ai không có sức thì lo cơm nước. Cái nhà văn hoá to như thế mà chỉ 3 ngày là xong.
4.1.8. Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện chương trình
Là một xã điểm trong cả tỉnh về xây dựng NTM, quá trình tổ chức thực hiện tỉnh quan tâm giám sát hơn bao giờ hết. Căn cứ vào những nội dung trong kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình, BCĐ tỉnh thường xuyên cử cán bộ xuống xã để thực hiện việc kiểm tra, giám sát các công trình, dự án trên địa bàn xã.
Đối với những công trình, dự án như xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa, … người dân là người trực tiếp tham gia xây dựng cũng là người trực tiếp kiểm tra, giám sát tiến độ cũng như chất lượng công trình. Trưởng bản cũng đồng thời là trưởng ban phát triển thôn có trách nhiệm kiểm tra, đốc thúc người dân tham gia tổ chức thực hiện chương trình. Do năng lực trình độ còn hạn chế, cán bộ giúp việc cho ban chỉ đạo xã không đủ năng lực để chỉ đạo kiểm tra, giám sát tiến độ cũng như chất lượng của công trình. Trong quá trình điều tra, 100% cán bộ trong ban chỉ đạo và đội ngũ giúp việc khi được hỏi về cơ sở vật chất cho tổ chức thực hiện chương trình đều nói là thiếu thốn, hơn nữa, tỉnh chưa có chính sách nào để hỗ trợ thu nhập cũng như cử cán bộ đi học về chuyên môn, nghiệp vụ.
Song song với công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình. BCĐ tỉnh cũng chỉ đạo cho tổ công tác giúp việc thiết kế những biểu mẫu báo cáo, những nội dung hướng dẫn cụ thể đến từng nội dung đang được tiến hành trên địa bàn xã, yêu cầu xã thường xuyên báo cáo, cung cấp thông tin về tiến độ, kết quả tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã. Trong báo cáo có đề cập đến những kết quả đã đạt được, những tồn tại, hạn chế, những khó khăn còn vướng mắc, những kiến nghị đề suất để tỉnh kịp thời phát hiện và điều chỉnh. Tuy cán bộ xã chưa đủ năng lực kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chương trình, tuy nhiên, được sự quan tâm của BCĐ tỉnh Sơn La nên tiến độ chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã vẫn diễn ra bình thường.
4.2. Đánh giá chung tổ chức thực hiện chương trình xâydựng nông thôn mới tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
4.2.1. Kết quả bước đầu tổ chức thực hiện chương trình
Sau gần 2 năm thực hiện, tính đến thời điểm hết năm 2013, tình hình tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả nhất định:kiện toàn được bộ máy tổ chức thực hiện chương trình; đưa cán bộ đi tập huấn về những nội dung trong tổ chức thực hiện xây dựng NTM; tổ chức thông tin tuyên truyền đến các bản;hoàn thành công tác rà soát và đánh giá thực trạng nông thôn; hoàn thành quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM; huy động được nguồn lực, tranh thủ được sự ủng hộ của người dân trong xã; lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu trong 19 chỉ tiêu thuộc bộ tiêu chí quốc gia; phân bổ có hiệu quả nguồn vốn cho xây dựng NTM. Kết quả xây dựng NTM của xã Phổng Lái sau 2 năm thực hiện được thể hiện trong bảng 4.9:
Bảng 4.9. Kết quả xây dựng NTM xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu Số
TT Tên tiêu chí
Số chỉ tiêu đạt/ tổng
số chỉ tiêu của tiêu chí Đánh giá
1 Quy hoạch Đạt 3/3 chỉ tiêu Đạt
2 Giao thông Đạt 1/4 chỉ tiêu Chưa đạt
3 Thuỷ lợi Đạt 1/2 chỉ tiêu Chưa đạt
4 Điện Đạt 1/2 chỉ tiêu Chưa đạt
5 Trường học Đạt 0/1 chỉ tiêu Chưa đạt
6 Cơ sở vật chất văn hoá Đạt 0/2 chỉ tiêu Chưa đạt
7 Chợ nông thôn Đạt 0/1 chỉ tiêu Chưa đạt
8 Bưu điện Đạt 2/2 chỉ tiêu Đạt
9 Nhà ở dân cư Đạt 1/2 chỉ tiêu Chưa đạt
10 Thu nhập Đạt 0/1 chỉ tiêu Chưa đạt
11 Hộ nghèo Đạt 0/1 chỉ tiêu Chưa đạt
12 Cơ cấu lao động Đạt 1/1 chỉ tiêu Đạt
14 Giáo dục Đạt 1/3 chỉ tiêu Chưa đạt
15 Y tế Đạt 2/2 chỉ tiêu Đạt
16 Văn hoá Đạt 0/1 chỉ tiêu Chưa đạt
17 Môi trường Đạt 4/5 chỉ tiêu Chưa đạt
18 Hệ thống tổ chức chính trị
xã hội
Đạt 2/4 chỉ tiêu Chưa đạt
19 An ninh trật tự xã hội Đạt 1/1 chỉ tiêu Đạt
Tổng cộng Đạt 21/39 chỉ tiêu Đạt 6 tiêu chí
(Nguồn: Báo cáo tổng kết chương trình xây dựng NTM năm 2013)
4.2.2. Những hạn chế yếu kém của công tác tổ chức thực hiện tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La
Mặc dù là xã điểm triển khai chương trình NTM trên địa bàn tỉnh Sơn La, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình vẫn bộc lỗ những hạn chế và yếu kém. Cụ thể:
Bộ máy tổ chức thực hiện NTM thay đổi theo từng năm, vì vậy nên công tác tham mưu của tổ giúp việc còn đạt hiệu quả chưa cao. Hơn thế nữa, cán bộ làm công tác xây dựng NTM chủ yếu là cán bộ kiêm nghiệm, vì thế nên chưa phát huy được vai trò tham mưu giúp việc cho ban chỉ đạo chương trình;
Mặc dù công tác thông tin tuyên truyền đã được quan tâm tuy nhiên vẫn chưa triệt để. Công tác thông tin tuyên truyền chủ yếu thông qua các cuộc họp bản, vì thế nên chỉ có thành viên đại diện của gia đình mới nắm được thông tin về chương trình, những thành viên còn lại hoặc không biết, hoặc cũng chỉ hiểu biết sơ sài về chương trình
Hộp 4.6: Công tác thông tin tuyên truyền còn chưa triệt để đến tất cả đối tượng
Mỗi khi có bản thông báo họp là chỉ có ông nhà tôi đi họp, ở đây nhà nào cũng vậy hết. Có hay chăng là thi thoảng chỉ nghe loáng thoáng trên
Công tác tập huấn, đào tạo cán bộ các cấp còn ít, không những thế chất lượng các buổi tập huấn còn chưa cao, nội dung tập huấn còn chủ yếu tập trung vào những chủ trương, chính sách chưa đi sâu vào từng lĩnh vực. Vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như thực tiễn của địa phương.
Xã không có cán bộ chuyên về từng mảng, từng lĩnh vực của chương trình. Vì vậy, chất lượng quy hoạch còn thấp, chưa có tính khả thi, đặc biết là chưa phát huy được thế mạnh cũng như tìm ra những khó khăn của từng vùng, từng bản trong xã, tạo khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình.
Kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình mới chỉ tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật, chưa đi sâu vào những lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường.
Do nguồn vốn lấy hoàn toàn từ nguồn vốn ngân sách, vì thế sau khi lập kế hoạch thực hiện còn phải đợi huyện phê duyệt, giải ngân. Công tác chuẩn bị này hết sức mất thời gian, tiến độ thực hiện chương trình vì thế mà còn chậm so với dự kiến.
Quá trình lập kế hoạch triển khai thực hiện chương trình còn rời rạc chưa có sự thống nhất. Mỗi ban ngành chỉ lo về lĩnh vực mà mình phụ trách, chưa có sự hợp nhất. Vì thế nên công tác triển khai thực hiện các dự án nhiều lúc gặp khó khăn do không đồng nhất quan điểm giữa các ban ngành.
Hộp 4.7: Các ban ngành chưa có sự thống nhất
Quá trình thực hiện ở đây thì ngành nào biết ngành đấy thôi. Kinh tế thì chỉ biết có kinh tế, giao thông thì chỉ biết có giao thông, điện lực cũng chỉ biết về điện lực… Nhiều khi làm đường mà vướng cái cột điện, bên
Do không có cán bộ chuyên môn về từng mảng, từng lĩnh vực của chương trình nên công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình còn gặp rất nhiều hạn chế. Khó khăn trong công tác đánh giá tổ chức thực hiện chương trình
Hộp 4.8: Không thế biết được chất lượng các công trình làm thế này đã được hay chưa.
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã
4.3.1. Chính sách và tổ chức thực hiện chính sách
Tổ chức thực hiện chương trình NTM đang là nhiệm vụ quan trọng và được ưu tiên hành đầu tại xã Phổng Lái. Thời gian vừa qua, Đảng, Nhà nước cùng vời tỉnh đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến tổ chức thực hiện chương trình. Những chính sách này đã tạo tiền đề, cơ sở, hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho tổ chức thực hiện chương trình NTM tại xã. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các dự án còn gặp nhiều bất cập: những chính sách ban hành còn chưa đồng bộ, thống nhất, chưa có tính lâu dài; một số chính sách được ban hành nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể; nguồn vốn thực hiện chính sách còn ít; chính sách ban hành không phù hợp với thực
Trong quá trình tổ chức thực hiện, chúng tôi chỉ giám sát được tiến độ thực hiện chương trình mà không thể biết được có đạt chất lượng hay không. Cán bộ huyện chỉ đến kiếm tra một vài ngày rồi lại đi. Vì thế nên rất khó khăn trong công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình
tiễn của địa phương. Vì vậy nên công tác tổ chức thực hiện chương trình NTM còn gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ như Quyết định số 800/QĐ-TTg quy định về nguồn vốn thực hiện chương trình, theo đó cơ cấu vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp, vốn huy động người dân đóng góp lần lượt là 4:3:2:1. Tuy nhiên, theo điều kiện kinh tế xã hội của xã, không thế nào áp dụng cơ cấu nguồn vốn như vậy vào chương trình. Vì vậy cần điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với từng xã, từng địa phương.
Cùng với quyết định số 800 là nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn được xem là cơ sở, là tiền đề thúc đẩy cho nông nghiệp, nông thôn phát triển, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận có nguồn vốn cho phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Theo đó, nguồn vốn tín dụng chiếm 30% trong tổng số ngân sách thực hiện chương trình NTM. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số lượng người dân được tiếp cận nguồn vốn này là rất ít. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của kinh tế của toàn khu vực xã trong điều kiện kinh tế xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Vì thế cần có sự điều chỉnh trong thời gian tới giúp người dân có điều kiện tốt hơn tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất.
Do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, cũng như tập quán sản xuất trên địa bàn xã mang tính đặc thù. Vì vậy, việc triển khai các chính sách trong một tiêu chí NTM tại xã cũng còn gặp nhiều bất cập.
Tiêu chí số 2 – giao thông: chỉ tiêu tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện nếu triển khai tại xã là không phù hợp. Xã có địa hình của xã chủ yếu là núi cao, tập quán canh tác của người dân chủ yếu là làm ruộng bậc thang. Vì vậy việc thực hiện tiêu chí này tại xã là không thể.
Hộp 4.9: Không thể áp dụng việc xây dựng đường ở xã đồng bằng để thực hiện trên những xã vùng cao.
Tiêu chí số 7 – chợ nông thôn: theo quy định mỗi xã phải có một chợ đạt chuẩn của bộ xây dựng. Tuy nhiên, do phong tục tập quán của người dân địa phương nên việc xây dựng chợ là chưa hợp lí. Tránh tình trạng như một số xã khác xây chợ nhưng không có người vào họp.
Hộp 4.10 : Xây chợ mà bỏ không thì không nên xây
4.3.2. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ xã Phổng Lái
Đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng trong không chỉ trong công tác tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM mà còn quan trọng đối với sự phát triển của toàn xã. cán bộ được coi là đầu tàu, là người dẫn đường, hướng dẫn cho người dân, họ là người người trực tiếp lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá tổ chức thực hiện chương trình nông thôn mới. Vì vậy, trình độ, năng lực cán bộ mang quyết định tiến độ thành công của chương trình.
Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, ở đâu có cán bộ có năng lực giỏi, trình độ cao, hăng hái, nhiệt tình với công việc thì ở đó triển khai tổ chức thực hiện chương trình NTM rất tốt và đạt hiệu quả cao. Năng lực của đội ngũ cán
Xã toàn đồi với núi, người dân chủ yếu canh tác trên ruộng bậc thang, có khi còn gieo hạt trên vách núi đá, làm sao mà xây được đường giao thông nội đồng như ở đồng bằng được. Có cho thêm tiền chúng tôi cũng không thế nào hoàn thành được chỉ tiêu này.
Ông Lường Văn Pọm: Cán bộ địa chính xã Phổng Lái
Xã chủ yếu là người dân tộc, các bản lại cách xa nhau, vì thế nên người dân chỉ họp chợ một tháng 2 lần. Vậy xây chợ để làm gì trong khi không có ai vào. Làm như vậy vừa tốn tiền vừa tốn diện tích. Tôi nghĩ tiêu chí này nên điều chỉnh lại
bộ có vai trò rất quan trọng, vì thế nên thời gian tới, xã cần tổ chức cho cán bộ đi học, tập huấn nghiệp vụ, chuyên môn không những cho chương trình xây dựng nông thôn mới mà còn cho sự phát triển trong tương lai của toàn xã.
Trình độ năng lực cán bộ xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, Sơn La được thế hiện trong bảng 4.10.
Bảng 4.10: Trình độ của đội ngũ cán bộ xã Phổng Lái
TT Diễn giải Số lượng
(người) Cơ cấu (%) 1 Tổng số 24 100% 2 Trình độ chuyên môn 2.1 Đại học 4 16.7 2.2 Cao đẳng 1 4.2 2.3 Trung cấp 10 41.7
2.4 Chưa qua đào tạo 9 37.4
3 Trình độ lý luận chính trị 3.1 Cao cấp 0 0 3.2 Trung cấp 10 41.7