biết, hiểu chương trình thì họ sẽ sẵn sàng tham gia đóng góp và ủng họ chương trình.
Thực tế triển khai ở một số địa phương cho thấy, ở đâu nhận thức người dân cao, tin tưởng vào cán bộ, tin tưởng vào chủ trương chính sách thì
Người dân tộc họ bảo thủ lắm, người kinh nói không nghe đâu. Chỉ có người dân tộc họ nói họ mới nghe thôi. Vì thế nên mỗi lần đến bản dân tộc nào chúng tôi lại cử cán bộ dân tộc đó để nói và truyền đạt đến người dân bản đó.
ở dó công tác tổ chức thực hiện chương trình diễn ra rất thuận lợi và ngược lại.
Hộp 4.13: Chúng tôi sẵn sàng đóng góp để đưa nước về bản
Phổng Lái là một xã vùng 2 miền núi, dân cư chủ yếu là người dân tộc. Phong tục tập quán của người dân đa dạng, còn nhiều hủ tục, trình độ văn hoá còn thấp, lối sống, cách suy nghĩ đơn giản nhưng bảo thủ. Vì vậy nên công tác thông tin tuyên truyền, vận động người dân ở đây là khó hơn bao giờ hết. Nếu nói được cho họ hiểu, họ sẵn sàng ủng hộ hết sức mình và ngược lại. Người dân tộc rất có lối suy nghĩ rất đơn giản, tuy nhiên họ lại bảo thủ và và chỉ nghe những người có uy tín trong bản hay những người cùng dân tộc mình nói. Điều này đặt ra một thách thức trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình tại địa phương.
Trong quá trình điều tra, tôi đã phỏng vấn 30 hộ trên địa bàn xã về mức độ sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng NTM. Kết quả được thế hiện trong bảng 4.11:
Bảng 4.11: Mức độ sẵn sàng tham gia đóng góp của người dân
Tiêu chí Số người
Ý kiến của người dân
Sẵn sàng Còn tuỳ Không muốn
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Góp tiền 30 10 33,33 0 0 20 66.67 Góp công 30 20 66.67 0 0 10 33.33 Góp đất 30 18 60 5 16.67 7 23.33
Nghe các anh trên xã nói kinh phí nhà nước chỉ đủ để xây dựng đập và hồ chứa nước mà không đủ để xây dựng hệ thống đường ống, đến khi nào công trình xong chúng tôi sẵn sàng đóng góp tiền của để dẫn nước về bản.
(Nguồn: Số liệu điều tra)
Theo bảng 4.11, số người sẵn sàng góp tiền là 10 (33.33%), số người còn tuỳ là 0 và số người không muốn góp tiền là 20 (66.67%). Điều này trái ngược với tỷ lệ số người được hỏi về mức độ sẵn sàng góp công. Số người sẵn sàng góp tiền được điều tra ở khu vực trung tâm xã, nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, người dân chủ yếu là giáo viên, công chức và người làm ăn, vì thế nên họ sẵn sàng góp tiền thuê người làm thay vì góp công sức. Ngược lại là số người sẵn sàng góp công thay vì góp tiền được điều tra ở khu vực xa trung tâm xã, nơi có điều kiện tự nhiên, kinh tế khó khăn. Đời sống người dân còn khó khăn, thu nhập còn không đủ trang trải cuộc sống nên không thể góp tiền của cho chương trình, tuy nhiên họ là dân lao động nên sẵn sàng bỏ công sức của mình khi có dự án hay chương trình nào về bản.
Còn vế số người được hỏi về mức độ sẵn sàng góp đất. Số người sẵn sàng là 18 người (60%), số người không sẵn sàng là 7 người (23,33%), còn tuỳ là 5 người (16,67%). Số người sẵn sàng góp đất là ở các bản xa trung tâm, đất rộng người thưa, họ sẵn sàng góp đất để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho bản mình. Những người không sẵn sàng góp đất là ở khu trung tâm, nơi người dân tập trung đông đúc. Số người còn tuỳ là những người có đất nhưng đất dùng để sản xuất nông nghiệp, họ sẵn sàng góp đất nếu kinh tế hộ gia đình họ ổn định, nếu chưa thì không đóng góp.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sẵn sàng hay không sẵn sàng đóng góp cho chương trình nông thôn mới tại xã chủ yếu là do điều kiện kinh tế của hộ. Vì vậy, trong công tác triển khai các dự án của chương trình, xã cần tập trung phát triển kinh tế hộ nông dân, nâng cao đời sống người dân từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của chương trình.
Là một xã vùng cao, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã Phổng Lái.
Về địa hình: Địa hình xã mang những nét đặc trưng của vùng núi cao Tây Bắc với độ đốc lớn, chia cắt mạnh mẽ bởi các dãy núi cao và các ke suối. Địa hình cao như vậy rất khó khăn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đặc biệt là xây dựng đường giao thông. Địa hình đồi núi cũng khó khăn trong canh tác của người dân, người dân chủ yếu gieo trồng trên những ruộng bậc thang hay trực tiếp canh tác trên những sườn núi. Điều này tạo nên thách thức cho xã với chỉ tiêu xây dựng đường nội đồng và xây dựng hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu cho sản xuất.
Diện tích tự nhiên của xã là 9210 km2, diện tích khá rộng, kèm theo đó là dân cư không ở tập trung mà thưa thớt, muốn xây dựng đường giao thông đòi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn.
Hộp 4.14: Làm đường ở miền núi rất tốn kém
Khí hậu của xã mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân biệt thành hai mùa trong năm: mùa hè nắng nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, khổ. Người dân canh tác chủ yếu trên núi cao, dựa chủ yếu và tự nhiên nên vào mùa mưa năng suất cao nhưng vào mùa khô năng suất rất thấp. Vì thế nên việc nâng cao mức sống, cái thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo đang là thách thức đối với cán bộ xây dựng NTM.
4.3.5. Huy động và quản lý nguồn vốn tổ chức thực hiện chương trình
Ở đây có bản có hơn chục hộ, mỗi hộ gia đình cách nhau vài cây số. Nếu muốn xây đường thì ít nhất mỗi hộ cũng phải tốn vài chục triệu, chưa kể tiền giải phóng mặt bằng vì toàn là đường đá. Nên tiêu chí đường giao thông khó lòng mà thực hiện với kinh phí hiện tại
Xây dựng NTM là một chương trình mang mục tiêu quốc gia, có tính lâu dài. Vì vậy, để thực hiện tốt chương trình đòi hỏi phải có một nguồn lực về vốn rất lớn. Vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau Để huy động được nguồn vốn đủ cho tổ chức thực hiện hiện toàn bộ chương trình không phải là dễ, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế xã hội của xã.
Tính đến thời điểm hiện tại, nguồn vốn cho tổ chức thực hiện chương trình tại xã Phổng Lái được huy động hoàn toàn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Điều này gây không ít khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch cho thực hiện các mục tiêu của chương trình
Hộp 4.15. Nếu Nhà nước ngừng hỗ trợ thì không biết lấy đâu ra vốn để thực hiện tiếp chương trình
4.4. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Phổng Lái trong thời gian tới