Những nguyên nhân gây biến động tỷ giá USD/VND từ năm

Một phần của tài liệu phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần cung ứng tàu biển sài gòn (Trang 63 - 82)

Diễn biến tỷ giá VNĐ/USD trong năm 2008 , 2009 và năm 2010

http://fxtop.com

Bảng 2.12: Tỷ giá VND/USD từ năm 1/01/2008 đến 21/04/2011

Month Average USD/VND= Min USD/VND= Max USD/VND=

4/2011 20865.387153 20799.997229 20925.043541 3/2011 20856.201829 20770.040578 20899.009297 2/2011 20045.093467 19490.003594 20894.869890 1/2011 19492.299138 19448.708202 19500.048618 12/2010 19490.989770 19448.708202 19515.703173 11/2010 19491.292570 19458.307465 19499.989229 10/2010 19491.076954 19450.000287 19763.174079 9/2010 19479.238549 19450.029807 19495.001685 8/2010 19272.959913 19054.689285 19619.371898 7/2010 19052.392739 18887.231991 19100.027307 6/2010 18962.425213 18803.981234 19064.926738 5/2010 18967.274889 18880.022889 19037.550976 4/2010 18964.602135 18880.119826 19039.964318 3/2010 18908.852117 18670.004068 19139.935083 2/2010 18606.886675 18454.975294 19088.877826 1/2010 18468.345055 18460.007374 18479.910841 12/2009 18385.979900 18249.962157 18754.999526 11/2009 17939.972298 17689.988862 18487.457169 10/2009 17847.127485 17614.952019 18027.238537 9/2009 17819.538245 17699.961541 17899.981408 8/2009 17540.279047 17099.964248 17819.987735 7/2009 17567.119502 16855.047951 17814.970576 6/2009 17765.255509 17104.948922 17808.583938 5/2009 17770.102829 17630.991359 17785.053950 4/2009 17748.592117 17541.646505 17799.941385 3/2009 17471.401575 16887.962772 17720.035993 2/2009 17382.622983 16748.795060 17483.026099 1/2009 17397.984868 17029.945365 17706.555303 12/2008 17075.386961 16698.141902 17495.320673 11/2008 16882.241613 16675.082998 16993.020698 10/2008 16653.444491 16530.038456 16854.968623 9/2008 16569.606496 16480.053036 16716.549373 8/2008 16580.626280 16464.976247 16754.992295 7/2008 16782.416261 16378.609131 16845.506598 6/2008 16506.152444 16024.956525 16839.962129 5/2008 16152.972542 15957.558189 16243.978850 4/2008 16105.942154 16040.448192 16228.141987 3/2008 15918.017485 15814.150620 16125.487022 2/2008 15952.969428 15933.993321 15969.005254 1/2008 15979.134148 15961.997711 16010.021115 http://fxtop.com

Qua hình 2.5 và bảng 2.12 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2008 đến đầu năm 2011, tỷ giá giữa VND và USD luôn biến động và có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt là trong thời gian gần đây, từ đầu năm 2008 tỷ giá VND/USD nằm ở mức là 15,961.997711 đồng và bắt đầu tăng lên, đến đầu năm 2011, tỷ giá đã tăng mạnh và nằm ở mức cao nhất là 20,925.043541 đồng. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, lạm phát tăng cao, VND mất giá làm cho tỷ giá tăng, kéo theo đó là do tâm lý của các nhà đầu tư lo sợ đồng VND mất giá cho nên đã chuyển từ VND sang thị trường vàng hay USD làm cho tỷ giá đã tăng nay càng tăng hơn. Và cũng do chính sách khuyến khích xuất khẩu hạn chế nhập khẩu của chính phủ.

Trong mấy năm trước, tỷ giá giữa USD và VND khá ổn định, biến động thấp, nhưng trong năm 2010 tỷ giá tăng liên tục, biến động mạnh. Dưới đây là số liệu thống kê tỷ giá qua các năm từ năm 2006 đến 2011.

Đây là Biểu đồ tỷ giá USD/VND

Hình 2.6: Biểu đồ tỷ giá USD/VND trong 5 năm trở lại đây (2006-2011), nguồn: TVSI

Nhìn vào hình 2.6 ta thấy được sự biến động của tỷ giá giữa USD và VND qua các năm từ năm 2006 đến đầu năm 2011. Nhìn chung, từ năm 2006 đến 2007, tỷ giá tương đối ổn định, chỉ tăng nhẹ từ 15.928 VND ở quí 1/2006 lên 16.174 VND vào quí 3/2007 và giảm xuống còn 16.060 VND vào quí 4/2007 và tiếp tục giảm đến 15.950 VND vào quí 1/2008, nhưng sau đó tỷ giá giữa USD và VND lại

đổi chiều, tăng mạnh cho đến đầu năm 2011 và tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 11/04/2011 là 1 Đô la Mỹ = 20.723 Việt Nam Đồng.

Từ 2006 đến 2007, tỷ giá giữa VND và USD tương đối ổn định, chỉ từ năm 2008 tỷ giá mới bắt đầu tăng liên lục trong thời gian dài là do một số những nguyên nhân sau:

2.3.1.1. Cán cân thanh toán quốc tế

Nếu như năm 2009, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt 8,8 tỷ USD, thì năm 2010 đã có sự cải thiện đáng kể. Phần thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai năm 2010 trên thực tế có thể được bù đắp hoàn toàn bởi thặng dư trong cán cân tài khoản vốn. Tuy nhiên, dự báo cán cân thanh toán năm 2010 vẫn thâm hụt khoảng trên 2 tỷ USD do phần “lỗi và sai sót” trong cán cân tài khoản vốn gây ra. Thực tế, tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối và việc giá vàng liên tục leo thang khiến doanh nghiệp và người dân găm giữ đô la và vàng. Như vậy, việc bố trí lại danh mục đầu tư của doanh nghiệp và người dân sang các loại tài sản bằng ngoại tệ và vàng sẽ tiếp tục gây ra vấn đề “lỗi và sai sót” và thâm hụt trong cán cân thanh toán trong năm 2010. Bên cạnh đó, mặc dù cán cân thanh toán được cải thiện trong năm 2010, lượng dự trữ ngoại hối vẫn không tăng một mặt do Ngân hàng nhà nước can thiệp vào thị trường để giữ ổn định tỷ giá, mặt khác có một lượng ngoại tệ lớn đang lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng.

Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 25,09% so với năm 2009. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy... Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.

Bảng 2.14: Xuất nhập khẩu giai đoạn 2006-2010

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 82,6 tỷ USD, tăng 20,06% so với năm 2009. Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu). Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, nhưng do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2010 giảm xuống chỉ còn khoảng 11,8 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao cho thấy việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ

cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm. Điều này đã tác động đến chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của chính phủ trong thời gian qua là khuyến khích nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu. Gây bất lợi cho Công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn rất lớn, vì hiện tại công ty đang kinh doanh hàng nhập khẩu.

2.3.1.2. Lạm phát

Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được.

Hình 2.7: Biểu đồ diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2010

Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng... Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm

phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011.

Lạm phát tăng cao đồng nghĩa với đồng VND bị mất giá so với đồng USD và dẫn đến tỷ giá giữa USD và VND tăng lên. Điều này làm cho giá các mặt hàng nhập về của công ty Cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn tăng lên, đồng nghĩa với việc công ty phải bỏ ra một lượng tiền Việt Nam Đồng nhiều hơn để mua cùng một lượng hàng như những năm trước. Gía nhập về tăng làm cho giá bán ra trong nước cũng tăng, điều này cũng tác động đến mức tiêu dùng của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty.

2.3.1.3. Lãi suất Năm 2008 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08 11/08 12/08 Tháng Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện lãi suất của USD và VND trong năm 2008

16,00% 14,00% 12,00% 10,00% 8,00% 6,00% 4,00% 2,00% 0,00% VNĐ USD

Từ đầu năm 2008 lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp, riêng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện 2 lần cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo đồng USD. Ngày 22/1/2008 FED tiếp tục giảm tới 0,75% mức lãi suất chủ đạo của mình, từ 4,25%/năm, xuống còn 3,5%/năm, mức cắt giảm lớn nhất trong nhiều năm và từ ngày 30/1/2008 tiếp tục cắt giảm thêm 0,5%/năm xuống còn 3,0%/năm và xuống 2,0%/năm trong tháng 3/2008, từ đầu tháng 10/2008 xuống 1,5%/năm. Ngày 30/10/2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản USD xuống còn 1,0%/năm, lần thứ 8 kể từ tháng 9/2007 và mức thấp nhất kể từ năm 2004. Từ ngày 16/12/2008, FED điều chỉnh lãi suất chủ đạo đồng USD xuống còn 0 – 0,25%/năm.

Trái ngược với diễn biến nói trên, từ đầu năm đến tháng 7/2008 các NHTM thường xuyên thực hiện tới 2 – 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD, từ tháng 9/2008 mới điều chỉnh giảm nhẹ, đến tháng 10- 2008 lãi suất huy động vốn USD cao nhất còn 6,5%/năm và lãi suất cho vay USD bình quân còn 9%/năm. Đến cuối tháng 10/2008, lãi suất USD tiếp tục được các NHTM điều chỉnh giảm nhẹ hơn nữa, lãi suất huy động USD cao nhất xoay quanh mức 6%/năm và lãi suất cho vay USD xoay quanh mức 8,5%/năm. Đến tháng 12/2008, lãi suất huy động USD giảm xuống chỉ còn phổ biến ở mức 4,5% đến 5,0% đối với kỳ hạn 12 tháng và lãi suất cho vay USD cũng phổ biến ở mức 6,5% - 7,0%/năm.

NĂM 2010

Bến động lãi suất:

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2.9: Biểu đồdiễn biến lãi suất trong quí 1/2010

Nhìn vào biểu đồ 2.9 ta có thể thấy, mặc dù lãi suất cho vay của các ngân hàng đã giảm từ 17-18%/ năm xuống còn 15-16%/năm nhưng một số ngân hàng vẫn bị ứ vốn do doanh nghiệp không vay vì lãi suất theo họ vẫn còn cao. Và xu hướng chung của doanh nghiệp là chuyển sang vay USD với lãi suất chỉ bằng 1/3 của VND. Theo Tuoitre Online, Đại diện sở giao dịch 2 NH Công thương cho biết vay USD trong quý 1-2010 tại NH này tăng 28%,trong khi vay VND chỉ tăng 5,5%.

Với lãi suất như vậy các doanh nghiệp cũng rất khó tiếp cận được vốn ngân hàng và kể cả các NHTM nhà nước cũng đang hạn chế cho vay, nhiều ngân hàng đã đưa lãi suất cho vay trung dài hạn lên đến mức 18 - 19%/năm, trong khi cho vay ngắn hạn với lãi suất 12% thì rất nhỏ giọt, làm cho khó có doanh nghiệp nào chấp nhận được và điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp không muốn vay. Tình hình lúc này là các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng rất khó khăn, vay ngân hàng không được các doanh nghiệp chỉ còn phải huy động hết nguồn vốn bên ngoài như người thân, bạn bè… để chống đỡ, nhưng nếu Chính phủ không làm gì để cải thiện tình trạng lãi suất hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở nên điêu đứng.

6

5

Bảng 2.15: Lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại phổ biến như sau: (tính đến cuối quý I năm 2010)

Lãi suất huy động Loại tiền Không kỳ hạn 1 tuần – 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng Trên 12 tháng VND 2,4–3,0 8,0-9,0 10-10,2 10-10,3 10,4-10,49 10,4-10,49 USD (áp dụng đối với TCKT) 0,2-0,3 1,0 1,0 1,0 1,0 Nhóm NHTMNN USD (áp dụng đ/v cá nhân) 0,2-0,3 2,3-2,8 2,6-3,2 3,0-4,0 3,4-4,0 VND 2,4-4,2 10,0-10,49 10,3- 10,499 10,3- 10,499 10,4- 10,499 10,4-10,499 USD (áp dụng đối với TCKT) 0,2-0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 Nhóm NHTMCP USD (áp dụng đ/v cá nhân) 0,25-1,0 3,3-4,0 3,5-4,2 3,6-4,5 3,8-4,8

Lãi suất cho vay Loại tiền Ngắn hạn Trung,dài hạn

VND 12,0 14,0-15,0 Nhóm NHTMNN USD 5,5-6,0 6,0-7,0 VND 12,0 15,0-17,0 Nhóm NHTMCP USD 6,0-8,0 6,5-8,0

Những tuần đầu tháng 4 mặt bằng lãi suất trên thị trường vẫn chưa có nhiều thay đổi đáng kể, bình quân LSHĐ của các ngân hàng là 13 - 14%/năm cho nên lãi suất cho vay của ngân hàng đa số là 18%, cá biệt có ngân hàng 20%, còn 16%/năm thì rất ít ngân hàng cho vay. Muốn trả được lãi suất trên thì doanh nghiệp phải có lợi nhuận từ 25%/năm trở lên, và ngành sản xuất thì không thể đảm bảo được mức lợi nhuận đó.

Bảng 2.16: Một số ngân hàng và các mức lãi suất cam kết cho vay đã báo cáo với NHNN:

Mức lãi suất cho vay Ngân hàng

Tối đa Nông dân Xuất khẩu

Agribank 14,5% 13,2% 14% VietinBank 14% 13,5% 13,5% Vietcombank 14% - 14,5% 14% - 14,5% 14% - 14,5% BIDV 14% 13% 12% Hàng Hải 15% - 12% Sacombank 15% 13,8% 14% ACB 14%-15% 14,5% 14% Đông Á 15,6% 15% 14,4% VPBank 14,5% - 14% Eximbank 15% 15% - Techcombank 18% 17,5% 16,25% Quân Đội 13,7%-14,5% - 13,7% Quốc tế (VIB) 15% 15% 14%

(Nguồn: Thông cáo báo chí - Thông tin hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước)

Muốn giảm lãi suất cho vay thì các ngân hàng phải giảm LSHĐ. Tuy nhiên, trên thực tế LSHĐ của các ngân hàng cổ phần, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, vẫn còn khá cao; nếu tính luôn cả khuyến mãi thì thấp nhất cũng là 12%/năm, còn cao thì đến 14%/năm. Điều đó khiến cho lãi suất cho vay không thể giảm nhanh theo lời kêu gọi của Hiệp hội Ngân hàng. Lý do mà LSHĐ cũng như lãi suất cho vay chưa thể giảm nhanh là vì nguồn vốn huy động của các ngân hàng chủ yếu đến từ tiết kiệm dân cư và vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp. Vốn nhàn rỗi của doanh

nghiệp hiện cũng đã nằm trong ngân hàng chứ không thể giữ ở nhà, có chăng chỉ là chạy từ ngân hàng này sang ngân hàng khác nên không thể tăng mạnh, trong khi

Một phần của tài liệu phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần cung ứng tàu biển sài gòn (Trang 63 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)