5
2
Bảng 2.10: Vòng quay hàng tồn kho và kỳ luân chuyển hàng tồn kho của công ty năm 2008 - 2010
Năm Chênh lêch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) Giá trị (+/-) Tỷ lệ (%) 1.Giá vốn hàng bán Nghìn đồng 14,231,082 28,526,561 73,615,889 14,295,479 100.45 45,089,328 158.06 2. Hàng tồn kho bq (2)=((3)+(4))/2 Nghìn đồng 3365543 7136989 11508167 3,771,446 112.06 4,371,178 61.25 3.Tồn kho đầu kỳ Nghìn đồng 3,942,000 2,789,086 11,484,892 -1,152,914 -29.25 8,695,806 311.78 4. Tồn kho CK Nghìn đồng 2,789,086 11,484,892 11,531,442 8,695,806 311.78 46,550 0.41 5.Số vòng quay HTK (5)=(1)/(2) Vòng 4.23 4.00 6.40 -0.23 -5.47 2.40 60.04
6.Kỳ luân chuyển HTK(6)=360/5 ngày/vòng 85.14 90.07 56.28 4.93 5.79 -33.79 -37.52
Nhận xét : Qua bảng 2.10 ta thấy
+ Năm 2008 số vòng quay hàng tồn kho là 4.23 vòng cho biết bình quân năm 2008 có gần 4.23 lần nhập xuất hàng hóa với khoảng cách giữa các lần là 85 ngày.
+ Năm 2009 số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn có 4 vòng giảm hơn so với năm 2008 là 5.47%, cho thấy bình quân trong năm có 4 lần nhập xuất hàng hóa và khoảng cách giữa các lần là 90 ngày tăng hơn 5 ngày so với năm 2008, đó là do sự sụt giảm nhu cầu của thị trường, do hệ lụy từ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và các chính sách của nhà nước.
+ Năm 2010 số vòng quay tăng lên một cách vượt bậc là 6.4 vòng cao hơn 2 năm trước và cho thấy bình quân trong năm 2010 có 6.4 lần nhập xuất hàng hóa và khoảng cách giữa các lần là 56 ngày giảm hơn 33 ngày/vòng so với năm 2009. Cho thấy công ty làm ăn hiệu quả hơn do đã đưa ra một số chính sách và kế hoạch để vượt qua khó khăn.
Qua trên ta thấy cuộc khủng hoảng diễn ra doanh nghiệp nào cũng ảnh hưởng dù ít hay nhiều và năm 2010 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì công ty cũng làm ăn hiệu quả hơn và có kế hoạch để quản trị hàng tồn kho tốt hơn.