Công Ty Cổ Phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn, tên giao dịch “Saigon Shipchanco” hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103004388 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 01/03/2006, là công ty cổ phần được chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước Công Ty Cung Ứng Tàu Biển Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động từ năm 1975, với vốn điều lệ 11,200,000,000 đồng. Trụ sở chính đặt tại số 3G, đường Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh (Lầu 5).
Các đơn vị trực thuộc tính đến ngày 31/12/2010 gồm:
• Chi nhánh Hạnh Long • Chi nhánh Mộc Bài • Chi nhánh Tân Thủ Đô • Chi nhánh Tịnh Biên
Lĩnh vực kinh doanh: Thương mại, dịch vụ và Du lịch.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là:
• Đại lý hưởng hoa hồng.
• Mua bán lương thực, thực phẩm, đồ uống rượu bia, thuốc lá điếu sản xuất
trong nước, thuốc lào và sản phẩm từ sợi thuốc lá, giày dép, túi xách, thiết bị chụp ảnh, thiết bị ngành ảnh (máy ảnh, hóa chất rửa ảnh(trừ hóa chất có tính độc hại mạnh), tráng phim, tấm kính ảnh), máy quay phim.
• Kinh doanh dịch vụ ăn uống đầy đủ.
• Kinh doanh lữ hành nội địa và dịch vụ du khách khác, dịch vụ nhiếp ảnh. • Kinh doanh vũ trường, dịch vụ xông hơi, tắm hơi (không kinh doanh vũ
trường, xông hơi, tắm hơi tại trụ sở).
• Bán hàng miễn thuế (theo giấy phép của Bộ Thương Mại nay là Bộ Công
Thương).
• Dịch vụ hàng hải, sửa chữa nhỏ (cạo hà, rỉ, sơn, sừa chữa các thiết bị thông
tin, đường nước, ống hơi, hàn vá).
• Đưa rước sĩ quan, thủy thủ lên bờ làm việc, tham quan, hồi hương, chuyển
đổi đoàn thủy thủ, dịch vụ lưu trú cho đoàn thủy thủ.
• Bán hàng lưu niệm, mỹ nghệ, đại lý bán vé máy bay.
• Mua bán thiết bị dụng cụ hệ thống điện, máy móc thiết bị khai thác khí đốt-
lọc dầu- khai thác dầu-giàn khoan, thiết bị khoan dầu mỏ, dụng cụ thiết bị và máy móc ngành công nghiệp hóa chất, pin, bộ nạp điện, thiết bị đo lường- kiểm tra thử nghiệm, linh kiện điện tử- viễn thông và điều khiển, thiết bị nâng hạ, thang nâng, thang máy chở hàng, thang máy chở người.
• Kinh doanh lữ hành quốc tế.
• Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu dân cư, kinh doanh nhà ở. • Kinh doanh khách sạn (đạt tiêu chuẩn sao), nhà hàng ăn uống (không kinh
doanh khách sạn, nhà hàng tại trụ sở).
Từ khi thành lập đến nay dù trải qua nhiều thăng trầm, Công ty vẫn khẳng định được vị trí của mình trên thương trường, là thương hiệu được khách hàng tín nhiệm. Ngoài các chức năng hiện hữu, trong tương lai Công ty sẽ phát triển thêm các loại hình kinh doanh khác mang lại hiệu quả nhiều hơn đáp ứng được sự mong đợi của các cổ đông.
Lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay của Công ty là kinh doanh bán hàng miễn thuế. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu
2.1.2.1. Chức năng
Công ty CP Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn là một Công ty cổ phần có chức năng kinh doanh chủ yếu là các dịch vụ hàng hải, các dịch vụ vui chơi giải trí cho
thủy thủ đoàn nước ngoài, cung cấp lương thực thực phẩm, kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ du lịch thương mại tổng hợp, xuất nhập khẩu, phim ảnh, đại lý hưởng hoa hồng, mua bán giao nhận dầu nhờn Castrol, mua bán hóa chất hàng hải, công nghiệp, dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế…
2.1.2.2. Nhiệm vụ
– Kinh doanh đúng ngành nghề được giao trong giấy phép kinh doanh.
– Tiếp tục nâng cao điều kiện kinh doanh và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, nâng cao tay nghề và năng suất lao động, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định và chăm lo cho tinh thần đời sống người lao động.
– Quản lý chặt chẽ tài sản, lao động vật tư, tiền vốn và chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, chế độ theo qui định của Nhà nước.
– Thực hiện các qui định về bảo vệ Công ty, bảo vệ tài nguyên môi trường, Quốc phòng và an ninh Quốc gia.
– Thực hiện hạch toán kế toán và báo cáo thường xuyên trung thực theo quy định của Nhà nước.
– Thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
Lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay của Công ty là kinh doanh bán hàng miễn thuế.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Các phòng ban chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc. Mỗi phòng ban đều đặt dưới sự quản lý của trưởng phòng, được phân công nhiệm vụ cụ thể đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt.
Nguồn: Phòng kế hoạch - Xuất nhập khẩu
Hình 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban:
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị là cổ đông góp vốn gồm 4 người.
Họ tên Chức danh
Ông Trương Nhật Quang Chủ tịch Ông Nguyễn Quang Trung Phó chủ tịch Ông Phạm Hữu Phú Thành viên
Ông Nguyễn Kim Khánh Thành viên
Ban kiểm soát:
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra để thay mặt cho các cổ đông tiến hành kiểm tra giám sát các hoạt động quản lý điều hành, các hoạt động kế toán tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty.
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÒNG TÀI VỤ KẾ TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P.KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CHI NHÁNH MỘC BÀI CHI NHÁNH TỊNH BIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
Giám đốc điều hành:
Giám đốc điều hành là người điều hành cao nhất và toàn diện trên các mặt của Công ty, chịu trách nhiệm trước Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Sở công nghiệp và pháp luật. Ngoài ra, Công ty còn có 2 phó Giám Đốc giúp Giám Đốc điều hành Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về hoạt động của các bộ phận trực thuộc. Như Phó giám đốc phụ trách kinh doanh giúp Giám Đốc trong công tác kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và Phó giám đốc phụ trách tài chính giúp Giám Đốc phụ trách về mặt tài chính và kế toán. Trong lĩnh vực phụ trách, quyết định của Phó Giám Đốc có hiệu lực như quyết định của Giám đốc nhưng chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về quyết định của mình.
Các phòng ban: Gồm các phòng kế hoạch xuất nhập khẩu, phòng kế toán, phòng tổ chức và mỗi phòng ban sẽ tham mưu cho cấp trên và làm đúng chuyên môn trách nghiệm của từng phòng ban.
Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển thị trường; giao dịch với khách hàng; lập hợp đồng và tham mưu cho Phó Giám đốc việc ký kết các hợp đồng mua bán; lập các chứng từ thủ tục hải quan để nhập hàng. Có hai nhân viên xuất nhập khẩu chuyên phụ trách đàm phán, lên hợp đồng và theo dõi thực hiện hợp đồng, tìm kiếm và khai thác các nguồn cung ứng mới trong và ngoài nước.
Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến việc quản lý nhân sự của Công ty như công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, điều chuyển nhân viên; công tác giải quyết chính sách chế độ và các hoạt động phúc lợi khác phục vụ cho người lao động.
Phòng Tài vụ kế toán: có nhiệm vụ quản lý điều hành công tác thu chi, quyết toán tài chính toàn Công ty theo đúng Luật Kế toán Việt Nam; tập hợp chứng từ của các chi nhánh và hạch toán lãi lỗ định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định chung; thực hiện các công tác quản lý tài chính khác theo yêu cầu của Giám đốc Công ty.
2.1.4. Các nhóm sản phẩm
Bảng 2.1: Danh mục các sản phẩm của Công Ty cổ phần Cung Ứng Tàu Biển Sài Gòn
STT SẢN PHẨM DUNG TÍCH XUẤT XỨ
1 Bia Heineken 330ml Hà Lan
2 Bia Heineken 550ml Hà Lan
3 Bia Heineken 250ml Pháp
4 Sửa Ensure 237ml MỸ
5 RượuCHIVAS REGAL 700ml, 750ml,1000ml Scotland 6 Rượu JOHNNIE WALKER 700ml, 750ml,1000ml Scotland
7 REMY MARTIN 700ml, 750ml,1000ml Pháp
8 HENNESSY 700ml, 750ml,1000ml Pháp
9 BALLANTINE'S 700ml, 750ml,1000ml Scotland
10 BAILEY'S IRISH CREAM 700ml, 750ml,1000ml Iceland
11 JACK DANIEL'S 700ml, 750ml,1000ml MỸ
Nguồn:Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu
2.1.5. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty. Công ty.
2.1.5.1. Thuận lợi
– Mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng hoạt động kinh doanh vẫn khá thuận lợi và vượt mức các chỉ tiêu đề ra về sản lượng, doanh thu tiêu thụ, thực hiện ngân sách Nhà nước.
– Sản phẩm của công ty luôn ổn định về chất lượng, và ngày càng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
– Đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn có kinh nghiệm, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý, nhiệt tình, sáng tạo trong kinh doanh.
– Công tác tập trung xây dựng chiến lược, định hướng thị trường và chương trình tiêu thụ các loại sản phẩm đã góp phần tăng doanh số tiêu thụ, giảm rủi ro thất thoát.
2.1.5.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì Công ty cũng gặp không ít khó khăn như:
– Tình hình suy giảm kinh tế ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập thấp gây tâm lý hạn chế chi tiêu làm ảnh hưởng về sản lượng tiêu thụ.
– Bên cạnh đó giá điện kinh doanh tăng, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng do giá xăng dầu tăng lên, tỷ giá hối đoái tăng… dẫn đến chi phí nhập hàng, giá thành sản phẩm tăng lên trong khi giá bán của Công ty hầu như không tăng.
– Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trên địa bàng. Như Satra, Nam Phát, GC, WIN,… Các đối thủ cạnh tranh cũng kinh nhập về các mặt hàng tương tự, từ đó làm cho thị phần của Công ty ngày càng bị chia cắt đáng kể gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ của Công ty. Hiện nay chi phí dành cho đầu tư quảng cáo, khuyến mãi của Công ty cao hơn so với các năm trước đây nhưng mức tăng trưởng cũng như hiệu quả mang lại chưa cao.
– Một số chính sách của nhà nước gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vực này. Như từ tháng 7/2008, khi quyết định bỏ chính sách miễn thuế cho du khách nội địa (được miễn thuế khi mua hàng dưới 500 nghìn đồng một
người một ngày) có hiệu lực, tình hình thương mại tại khu cửa khẩu Mộc Bài bị đình trệ hoàn toàn. Sau đó, Chính phủ đã cho nối lại chính sách phi thuế quan với khách nội địa đến hết năm 2012 tại Mộc Bài. Các hoạt động thương mại tại đây mới tái khởi động trở lại. Khi quyết định này có hiệu lực doanh thu của công ty giảm xuống rất nhiều.
– Công tác xúc tiến bán hàng, quảng bá thương hiệu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế về chiến lược cũng như nhân sự. Năng lực nhân viên ở các thị trường chưa đồng đều. Hoạt động marketing còn chưa được đầu tư đúng mức kể cả về số lượng và chất lượng, chưa có tính chuyên môn hóa cao.
2.1.5.3. Phương hướng hoạt động năm 2011 và những năm tới
– Duy trì nhập hàng ổn định, sát với nhu cầu thị trường, tồn kho vừa phải trên cơ sở các mục tiêu đề ra.
– Phải bố trí kinh doanh khoa học, rà soát từng khâu để nâng cao năng suất giảm chi phí đối phó với tình hình giá cả hàng hóa nhập về tăng.
– Đề ra các giải pháp cụ thể, phát động phong trào từng bộ phận, phòng ban, trong công ty thực hành tiết kiệm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh.
– Công tác tiêu thụ cố gắng duy trì thị phần tiêu thụ các sản phẩm bia Heineken, sữa Ensure. Tiếp tục định hướng cho thị trường, cơ cấu lại sản phẩm. Và công tác Marketing cần nhạy bén hơn nữa, thường xuyên nắm bắt thị trường, đối thủ cạnh tranh đưa ra các đối sách, chiến lược cạnh tranh phát triển tiêu thụ.
– Đầu tư xây dựng cửa hàng miễn thuế tại khu vực cửa khẩu Hoa Lư tỉnh Bình Phước.
– Xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu trong thời gian tới.
2.1.6. Năng lực kinh doanh của Công ty 2.1.6.1. Vốn 2.1.6.1. Vốn
Ngày 1/3/2006 Công ty chính thức chuyển hình thức sở hữu vốn, từ hình thức sở hữu 100% vốn nhà nước sang hình thức sở hữu cổ phần nhưng nhà nước vẫn có cổ phần vốn năm 2010 chiếm 10% như bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Số cuối năm Số đầu năm
Cổ đông Vốn góp Tỷ lệ
(%)
Vốn góp Tỷ lệ (%) Vốn đầu tư của Nhà nước 1.120.000.000 10 1.120.000.000 10 Vốn đầu tư của các cổ đông
khác
10.080.000.000 90 10.080.000.000 90
Cộng 11.200.000.000 100 11.200.000.000 100
Nguồn: Phòng tài vụ kế toán
Và số vốn đầu tư của chủ sở hữu dựa trên số lượng cổ phiếu phát hành là:
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn thông qua số lượng cổ phiếu
Cổ phiếu Năm 2010 Năm 2009
Số lượng cổ phiếu phổ thông đầu năm 1.120.000 1.120.000 Số lượng cổ phiếu phổ thông phát hành trong năm - - Số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành cuối
năm 1.120.000 1.120.000
Nguồn: Phòng tài vụ kế toán
Toàn bộ cổ phiếu được phép phát hành và đang lưu hành là cổ phiếu phổ thông. Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành: 10.000 VND/cổ phiếu.
Việc chuyển đổi này tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của công ty, những quyết định sẽ được đưa ra nhanh chóng hơn, sẽ tận dụng được những cơ hội mà không phải lúc nào cũng có. Với hình thức sở hữu này người lao động sẽ là chủ, sẽ gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ đối với công ty, họ có trách nhiệm hơn trong quá trình sử dụng vốn, làm đồng vốn quay vòng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Và Công ty sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán trong năm tới để huy động vốn tốt hơn.
2.1.6.2. Tình hình lao động
Công ty hiểu rằng để có thể thành công lớn ngày hôm nay cũng như đạt được kỳ vọng cho tương lai, yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Vì thế công ty ngày càng tận dụng nhân tài, tuyển dụng người có trình độ, luôn tận tâm và cống hiến gắn bó với công ty.
3
7
Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng lao động theo giới tính, trình độ, theo tính chất công việc:
Giới tính Trình độ Tính chất công việc
Năm Chỉ tiêu ĐV tính Tổng Nam Nữ ĐH CĐ TC PT QL NVVP BH PHỤ Số lượng Người 30 21 9 10 9 7 4 6 12 10 2 2008 Tỷ trọng % 100 70 30 33.33 30 23.33 13.34 20 40 33.33 6.67 Số lượng Người 31 22 9 11 9 7 4 6 13 10 2 2009 Tỷ trọng % 100 70.97 29.03 35.48 29.03 22.58 12.91 19.35 41.94 32.26 6.45 Số lượng Người 31 22 9 11 9 7 4 6 13 10 2 2010 Tỷ trọng % 100 70.97 29.03 35.48 29.03 22.58 12.91 19.35 41.94 32.26 6.45 Số lượng Người 1 1 0 1 0 0 0 0 1 0 0 Chênh lệch 2009/2008 Tỷ trọng % 3.23 4.55 0.00 9.09 0.00 0.00 0.00 0.00 7.69 0.00 0.00 Số lượng Người 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chênh lệch 2010/2009 Tỷ trọng % 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 Nguồn: Phòng tổ chức
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân của người lao động
CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu 1000 đ 22,883,769 40,128,352 93,949,516 Tổng quỹ lương 1000đ 1,260,000 1,599,600 1,674,000